Phương Trình Hoá Học

Nước Javel là gì?

Nước Javen (Sodium Hypocloite) là dung dịch hỗn hợp của NatrihypoCloid (NaClO), NatriCloid (NaCl), nước (H2O); trong đó, NaClO là thành phần chủ yếu. Nồng độ của NaClO quyết định nồng độ của dung dịch Javen. Đặc tính chung của Javen là chất tẩy, diệt khuẩn làm sạch nhưng với các nồng độ Javen khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Nước Javel

Nước Javel có tên hóa học là Natri hypoclorit (công thức hóa học là NaClO) - Dung dịch natri hypoclorit được biết đến từ năm 1789 bởi Claude Louis Berthollet. Nước Javel là kết quả của việc hỗn hợp khí sục Cl2 dư vào dung dịch NaOH.

Nước Javen (Sodium Hypocloite) là dung dịch hỗn hợp của NatrihypoCloid (NaClO), NatriCloid (NaCl), nước (H2O); trong đó, NaClO là thành phần chủ yếu. Nồng độ của NaClO quyết định nồng độ của dung dịch Javen. Đặc tính chung của Javen là chất tẩy, diệt khuẩn làm sạch nhưng với các nồng độ Javen khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau.

2. Tính chất

Nước Javel là hỗn hợp hai muối NaCl và NaClO. Muối NaClO có tính oxi hóa rất mạnh, do vậy nước Javel có tính tẩy màu và sát trùng. Do đó nó thường được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và tẩy uế chuồng trại vệ sinh.  Muối NaClO – muối của axit yếu hipoclorơ, dễ tác dụng với CO2 trong không khí tạo ra axit hipoclorơ có tính oxi hóa mạnh

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Nước Javel có tính tẩy màu vì nó có chứa NaClO. Tương tự như HClO, NaClO có tính oxi hóa rất mạnh nên phá vỡ các sắc tố màu sắc của các chất. Vì thế, Nước Javel được dùng làm thuốc tẩy trắng trong công nghiệp cũng như trong gia đình

3. Nồng độ nước Javen với các công dụng khác nhau

cong-dung-javen- Javen nồng độ 12% - 15%: Dùng  để tẩy sản, hoặc xử lý nước nhiễm bẩn hay nước lấy từ thiên nhiên. Tùy theo mức độ nhiễm bẩn mà dùng nồng độ thích hợp, song cần đảm bảo sau khi dùng, nước thành phẩm có độ Clo không vượt quá tiêu chuẩn Clo quy định cho nước uống; nếu nước thành phẩm có mùi Clo hơi nặng thì chứng tỏ dùng nống độ nước Javen thừa.

- Javen nồng độ 1% - 6% dùng để tẩy vải, quần áo bảo hộ lao động, tấm vải trải giường, ngăn phòng. Nếu nồng độ cao, Javen tác động ăn mòn vải và làm hỏng vải.

- Javen nồng độ 30% dùng làm sạch, diệt khuẩn môi trường lỏng như làm sạch nước ở hồ bơi, nơi đọng nước bẩn (như chỗ chứa nước ở nhà vệ sinh).

- Javen nồng độ 0.025% được dùng để khử khuẩn nước uống. Yêu cầu là phải sạch khuẩn để có thể uống ngay không qua nấu. Đặc biệt trong các trường hợp thiên tai lũ lụt Javen nồng độ thấp là giải pháp nhanh hiệu quả để cung cấp nước sạch cho người dân (tỷ lệ pha 1 lít Javen /4000 lít nước).

- Khi lau sàn, ngay từ lúc đầu cần dùng dung dịch Javen nồng độ vừa đủ (12% - 15%), mở cửa phòng, dùng quạt đuổi hết hơi Clo thừa và các dạng Clo hữu cơ. Nếu dùng nồng độ javen cao hơn 15% sau khi dùng phải dùng nhiều nước hơn để lau sạch Javen thừa, và tạp chất trong Javen còn đọng lại trên sàn.

- Sau khi dùng Javen tẩy vết bẩn trên vải và đồ dùng bằng vải nên dùng axit nhẹ  như axit acetic để loại bỏ 
Xút -  NaOH thừa (tạp chất trong Javen); nếu không xút sẽ làm mục vải.
Không được làm dây nước Javen sang các vật bằng kim loại (máy móc, giường sắt, các dụng cụ kim loại khác..) vì nước Javen sẽ ăn mòn kim loại.

- Ở các phòng kỹ thuật, kiểm nghiệm hóa học, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm vi sinh… thường có axit, nước oxy già (H2O2), amonihydroxid (NH4OH) dây ra trên sàn, bàn làm việc. Cần làm sạch những chất này bằng nước trước khi dùng nước Javen. Nếu không, nước Javen sẽ tác động với các chất này sinh ra chất độc .

4. An toàn khi sử dụng nước Javen

- Bảo quản nước Javen: không để nước Javen trong các kho chứa axit, kho chứa các chất dễ bay hơi vì Javen dây ra sẽ phản ứng với các chất này.

- An toàn cho người tiếp xúc nhiều với Javen: Javen và các chất do Javen sinh ra gây kích ứng da, hại mắt, độc cho thần kinh, gây ung thư. Cần có các phương tiện bảo vệ da, mắt, đường hô hấp. Thao tác đúng để tránh tác hại.

- An toàn cho người ở trong khu vực dùng nươc Javen: cho người ra khỏi phòng khi dùng nước Javen lau sàn, làm sạch sàn bằng nước sạch sau khi dùng nước Javen, mở hết cửa đuổi khí Clo, các dạng Clo hữu cơ rồi mới đưa người trở lại phòng. Ở những nơi có người không thể di chuyển ra khỏi phòng (buồng bệnh nặng) nếu cần chỉ rửa sàn bằng nước sạch mà không dùng nước Javen.

- An toàn cho người dùng nước ăn uống: nguồn nước máy cung cấp cho người dùng hiện nay là nước đã làm sạch tiệt khuẩn bằng nước Javen. Cần dùng nước có độ Clo đạt tiêu chuẩn. Nếu nước máy mà ngửi thấy mùi Clo nặng là nước đã vượt độ Clo. Không được uống trực tiếp nước này. Phải để cho mùi Clo tự bay hay đun nóng cho hơi Clo bay hết.

5. Điều chế

Trong công nghiệp, nước Gia–ven được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch muối ăn (nồng độ từ 15 – 20%) trong thùng điện phân không có màng ngăn.

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑ + Cl2

Do không có màng ngăn nên Cl2 thoát ra ở anôt tác dụng với NaOH (cũng vừa được tạo thành ở catôt) trong dung dịch tạo ra nước Gia–ven.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Độ âm điện

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem chi tiết

Vật liệu compozit

Vật liệu composite hay còn có tên gọi khác là composite, vật việu compozit, vật liệu tổng hợp. Đây là một loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ 2 hay nhiều vật liệu khác nhau tạo thành một loại vật liệu mới. Mang tính chất và những công dụng vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu ban đầu.

Xem chi tiết

Phân tích khối lượng

Phân tích khối lương (còn gọi là phương pháp cân) là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa vào khối lượng của sản phẩm ở dạng tinh khiết chứa thành phần của chất cần phân tích được tách ra khỏi các chất khác có trong mẫu

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng hay định luật Lomonosov - Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: "Tổng khối lượng các sản phẩm thu được đúng bằng tổng khối lượng các chất ban đầu đã tác dụng"

Xem chi tiết

Giấm

Giấm là chất lỏng có vị chua có thành phần chính là dung dịch axit axetic, có công thức hóa học giấm ăn là CH3COOH. Hay nói cách khác giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2-5%. Giấm được hình thành nhờ sự lên men của rượu etylic C2H5OH.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học