Phương Trình Hoá Học

Khắc hoa văn trên thủy tinh là gì?

Chúng ta thường nhìn thấy các sản phẩm công nghệ thủy tinh tinh xảo có khắc các hình hoa văn.Trong phòng thí nghiệm, cũng thường sử dụng các loại máy thủy tinh khắc các vạch nhỏ như nhiệt kế, ống đo, công tơ gút... Thủy tinh rất cứng và trơn, nếu muốn khắc các hoa văn và vạch trên nó giống như những bức tranh điêu khắc thì rất khó khăn. Vậy, những nét hoa văn trên các sản phẩm thủy tinh được khắc như thế nào?

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Trong phòng thí nghiệm hóa học, con người đã phát hiện ra một loại hợp chất hóa học "gặm thủy tinh".Chất này có tên là axit flohidric, nó có tính chất giống với các axit clohidric thông thường. Khác với muối clohidric, muối flohiric có tính ăn mòn rất mạnh. Trong phòng thí nghiệm, không thể dùng bình thủy tinh để đựng axit flohidric mà thường dùng các chai làm từ chì hoặc từ nhựa. 

Chính vì axit flohidric có khả năng ăn thủy tinh cho nên con người đã khéo léo dùng nó để làm trợ thủ đắc lực cho việc khắc thủy tinh. 

Trên bề mặt của các sản phẩm thủy tinh cần khắc hoa văn hoặc vạch khắc, trước tiên bôi một lớp paraphin, sau đó dùng dụng cụ cẩn thận khắc các hình khắc hoặc vạch khắc trên bề mặt cảu paraphin, làm cho phần thủy tinh cần khắc lộ ra. Sau khi khắc xong, dùng một lượng axit flohidric bôi lên trên bề mặt paraphin, axit flohidric gặp phần thủy tinh lộ ra sẽ ăn mòn một lớp thủy tinh tùy theo mức độ bôi. Qua sự "điêu khắc" khéo léo này của axit flohidric, trên đồ dùng bằng thủy tinh sẽ hiện ra vô số các dạng hoa văn. Có một sản phẩm công nghệ thủy tinh, dùng axit flohidric "điêu khắc" sau đó lại cho thêm màu sắc nét vẽ hấp dẫn để trở thành một bức tranh đẹp.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phân hỗn hợp

Phân hỗn hợp là loại phân chứa cả 3 nguyên tố N, K, P hay còn gọi là phân NKP. Phân này được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên. Mức độ các loại phân tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.

Xem chi tiết

Chuẩn độ ngược là gì?

Trong phương pháp chuẩn độ, có 3 kỹ thuật chuẩn độ hay dùng đó là chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ thay thế và chuẩn độ ngược. Chuẩn độ ngược (còn được gọi là chuẩn độ thừa trừ) là kỹ thuật chuẩn độ thêm một thể tích chính xác và dư dung dịch chuẩn độ vào dung dịch chất cần định lượng. Sau đó xác định lượng dư của thuốc thử bằng một thuốc thử khác thích hợp. Dựa vào thể tích và nồng độ của hai thuốc thử đã dùng cùng với phản ứng chuẩn độ để tính lượng chất cần định lượng.

Xem chi tiết

Thăng hoa

Thăng hoa là quá trình chuyển biến trạng thái vật chất, trực tiếp từ thể rắn qua thể khí, mà không qua thể lỏng trung gian.

Xem chi tiết

Muối

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít (Trừ muối CsAu). Có hai loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (Na,Cu,Al,...) hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit (Cl-,SO42-,PO43-,...). Tuy vậy đó chỉ là với muối trung hoà, đối với muối axit trong hợp chất ngoài việc có cấu tạo trên, nó còn có một hoặc nhiều nguyên tử hidro.

Xem chi tiết

Nguyên tử

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học