Phương Trình Hoá Học

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Để có thể dễ hiểu hơn. chúng ta hãy liên tưởng tới những ngôi nhà kính được hấp thụ ánh mặt trời. Khi năng lượng mặt trời xuyên qua cửa nhà hoặc mái nhà bằng kính. Nguồn năng lượng này hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng trong không gian. Khiến toàn bộ không gian bên trong ngôi nhà ấm lên.

Khí nhà kính sẽ có tác dụng giữ lại nhiệt của Mặt Trời, không cho nó phản xạ đi. Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, bởi hiện tượng này gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển nên làm cho Trái Đất nóng lên.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính

Chúng ta đều biết rằng hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ, mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến nhiệt độ không khí tăng.

Theo đó, CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất. Làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo các nhà khoa học, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C. Nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C. Có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Mà khí CO2 càng ngày càng tăng. Bởi các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người. Điển hình như các hoạt động chặt phá rừng, san rừng làm đất canh tác,… Điều này làm hiện trượng hiệu ứng nhà kính càng ngày càng tăng cao. Nhiệt độ không khí cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, đến nửa thế kỉ sau, nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C.

Các khí gây hiệu ứng nhà kính khác

Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ trái đất.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Saponin

Saponin còn gọi là saponosid do chữ la tinh Sapo = xà phòng (vì nó tạo bọt như xà phòng), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao.

Xem chi tiết

Protein

Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định.Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Xem chi tiết

Chất gây nghiện

Chất gây nghiện nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc cảm giác thèm thuồng, ghiền, nghiện ở các mức độ khác nhau.

Xem chi tiết

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa cacbon. Các hợp chất hữu cơ có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo.

Xem chi tiết

Chất khử (Chất bị oxi hóa, Chất bị oxid hóa)

Trong phản ứng oxi hóa - khử, khái niệm chất khử được hiểu là chất cho electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử sau khi cho electron sẽ tạo thành chất oxi hóa tương ứng. Do đó, chất khử còn được gọi là chất bị oxi hóa.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học