Phương Trình Hoá Học

Chuỗi phản ứng hóa học là gì?

Sơ đồ chuỗi phản ứng là chuỗi các phản ứng thể hiện sự chuyển hóa giữa các đơn chất và hợp chất. Chuỗi phản ứng là một công cụ hữu ích trong dạy học, chúng giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Khái niệm sơ đồ chuỗi phản ứng

Sơ đồ chuỗi phản ứng là chuỗi các phản ứng thể hiện sự chuyển hóa giữa các đơn chất và hợp chất. Chuỗi phản ứng là một công cụ hữu ích trong dạy học, chúng giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ.

2. Ý nghĩa của sơ đồ chuỗi phản ứng

a. Nhìn thấy "bức tranh tổng thể" của chương học

Sơ đồ chuỗi phản ứng giúp HS có cái nhìn tổng thể về sự chuyển hóa, mối liên hệ giữa các đơn chất và hợp chất.

b. Giải quyết tốt các vấn đề

Sơ đồ chuỗi phản ứng giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển được tư duy và hình thành thế giới quan khoa học, từ đó giáo viên dễ dàng điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh và giúp cho học sinh có thể phát huy khả năng nhớ nhanh và hiểu bài.

c. Chuyển tải thông tin bài học hiệu quả

Chuỗi phản ứng có thể chuyển tải một lượng kiến thức lớn của chương học qua một vài sơ đồ chuỗi phản ứng.

d. Kích hoạt trí sáng tạo, hỗ trợ trí nhớ

Với chuỗi phản ứng, những phương pháp ghi nhớ được phát huy hết tác dụng, cụ thể chuỗi phản ứng có tác dụng xâu chuỗi, hệ thống sự chuyển hóa các chất. Chuỗi phản ứng được thiết kế bằng những hình ảnh đầy sáng tạo, sinh động và đẹp mắt. Do đó, việc ghi nhớ kiến thức trở nên hứng thú, dễ dàng.

e. Tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập

Chuỗi phản ứng giúp dễ nhớ, nhớ lâu bởi kiến thức được tóm tắt ngắn gọn dưới dạng các sơ đồ. Do vậy, chuỗi phản ứng giúp các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sinh động và hiệu quả nhất. Chuỗi phản ứng cũng giúp rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức.

3. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng hóa học

Việc thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng hóa học dùng trong dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1. Chuỗi phản ứng thiết kế phải đảm bảo bám sát mục tiêu và nội dung bài học

Sơ đồ chuỗi phản ứng phải thể hiện được mục tiêu kiến thức, kĩ năng của nội dung bài học, qua đó HS có một số kiến thức cơ bản, vận đụng được vào giải quyết các vấn đề giải bài tập.

Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học và thực tiễn

Khi thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng, việc sử dụng các công thức, phương trình phải đảm bảo chính xác, khoa học.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống, khắc sâu kiến thức trọng tâm

Với sơ đồ chuỗi các phản ứng, kiến thức trọng tâm được thể hiện qua các phương trình một cách rõ ràng tạo nên một hệ thống toàn vẹn về những kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần nắm vững về chủ đề bài học.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm và tính đặc trưng của bộ môn

Khi thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng phải lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ của học sinh,

Nguyên tắc 5. Đảm bảo khả năng phát triển tư duy cho học sinh

Khi tự thiết kế và hoàn thành sơ đồ chuỗi phản ứng học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, tư duy lo gic và tư duy sáng tạo

Nguyên tắc 6. Đảm bảo tính thẫm mĩ và nghệ thuật

Hình thức thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng phải sinh động, sáng tạo, có thể kết hợp hài hòa các màu sắc, hình ảnh đặc trưng thể hiện tính thẫm mĩ, năng khiếu nghệ thuật, cá tính và nét độc đáo của người xây dựng.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Chuẩn độ ngược là gì?

Trong phương pháp chuẩn độ, có 3 kỹ thuật chuẩn độ hay dùng đó là chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ thay thế và chuẩn độ ngược. Chuẩn độ ngược (còn được gọi là chuẩn độ thừa trừ) là kỹ thuật chuẩn độ thêm một thể tích chính xác và dư dung dịch chuẩn độ vào dung dịch chất cần định lượng. Sau đó xác định lượng dư của thuốc thử bằng một thuốc thử khác thích hợp. Dựa vào thể tích và nồng độ của hai thuốc thử đã dùng cùng với phản ứng chuẩn độ để tính lượng chất cần định lượng.

Xem chi tiết

Amoniac

Dung dịch amoniac, còn được gọi là nước amoniac, amoni hydroxit, rượu ammoniacal, amoniac nước, hoặc (không chính xác) amoniac, là một dung dịch amoniac trong nước. Nó có thể được biểu thị bằng ký hiệu NH3(aq).

Xem chi tiết

Lưu huỳnh

Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố lưu huỳnh nằm ở ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA và có kí hiệu hóa học là S. Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến, dạng tinh khiết có màu vàng chanh. Trong thiên nhiên, nó có thể tìm thấy ở dạng tự do và tập trung ở các vùng có núi lửa như Xixili và Nhật Bản. Nga và Mĩ là những nước có nhiều mỏ lưu huỳnh tự nhiên lớn nhất hiện nay. Trong thương mại, nó được sử dụng rất rộng rãi như làm phân bón, thuốc súng, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.

Xem chi tiết

Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như base

Xem chi tiết

Liên kết kim loại

Liên kết kim loại là liên kết  được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể  do sự tham gia của các e tự do.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học