Phương Trình Hoá Học

Cấu tạo bảng tuần hoàn là gì?

Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học được Mendeleev chính thức công bố năm 1871 có dạng của một bảng gồm 66 nguyên tố, chia thành 8 nhóm đứng và 12 dãy ngang. Cho đến nay đã có hơn 400 kiểu biểu diễn được công bố, nhưng thực tế chỉ có hai kiểu trong số đó được phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Đó là bảng hệ thống tuần hoàn dạng ngắn và dạng dài mà hiện nay chúng ta đang sử dụng và cơ sở của chúng vẫn là cách biểu điễn của Mendeleev.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học được Mendeleev chính thức công bố năm 1871 có dạng của một bảng gồm 66 nguyên tố, chia thành 8 nhóm đứng và 12 dãy ngang. Trong đó Mendeleev đã mạnh dạn chừa chỗ trống cho các nguyên tố còn chưa biết lúc bấy giờ như Se, Ga, Ge, Tc,... không những thế ông còn tiên đoán được cách đúng đắn tính chất của chúng.

Từ đó đến nay đã có thêm nhiều nguyên tố mới được phát hiện, ví dụ như các khí trơ, các nguyên tố đất hiếm, các nguyên tố sau uran... Sự xuất hiện của chúng không làm thay đổi gì cơ bản hệ thống tuần hoàn các nguyên tố của Mendeleev, trái lại chúng được sắp xếp hoàn toàn phù hợp vào đây và như vậy càng khẳng định thêm thiên tài của Mendeleev.

Tuy nhiên, sự bổ sung thêm nhiều nguyên tố mới, sự khám phá cấu trúc electron nguyên tử và sự hiểu biết chính xác hơn tính chất của các nguyên tố đã đặt ra một vấn đề thực tế là cần biểu diễn lại hệ thống tuần hoàn các nguyên tố thế nào cho phù hợp hơn, thuận lợi hơn và nêu rõ được các quy luật nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa các nguyên tố với nhau. Cho đến nay đã có hơn 400 kiểu biểu diễn được công bố, nhưng thực tế chỉ có hai kiểu trong số đó được phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Đó là bảng hệ thống tuần hoàn dạng ngắn và dạng dài mà hiện nay chúng ta đang sử dụng và cơ sở của chúng vẫn là cách biểu điễn của Mendeleev.

1. Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của ô đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. 

Thí dụ:

 

2. Chu kì

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp elecron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7. Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

Chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ

Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn. 

3. Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. 

Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (Trừ một số ngoại lệ)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Tơ tổng hợp

Tơ tổng hợp là loại tơ được sản xuất từ polime tổng hợp. Tùy theo phương pháp điều chế, người ta chia tơ tổng hợp thành hai nhóm chính: tờ từ các polime ngùng ngưng và tơ từ các polime trùng hợp.

Xem chi tiết

Chuỗi phản ứng hóa học

Sơ đồ chuỗi phản ứng là chuỗi các phản ứng thể hiện sự chuyển hóa giữa các đơn chất và hợp chất. Chuỗi phản ứng là một công cụ hữu ích trong dạy học, chúng giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ

Xem chi tiết

Nguyên tử khối (A)

Nguyên tử khối hay số khối của nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron. Số khối là đại lượng đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

Xem chi tiết

Lợi ích và tác hại của cà phê

Cà phê là một thức uống được pha chế bằng hạt cà phê rang được lấy từ các loại quả mọng của cây Coffea. Tác dụng có lợi của cà phê đối với cơ thể con người đã được nhiều nghiên cứu chứng minh như người uống cà phê sẽ có tuổi thọ cao hơn, giảm nguy cơ ung thư 20%; nguy cơ tiểu đường type 2 giảm 20%; nguy cơ mắc Parkinson giảm 30%, nguy cơ mắc bệnh tim giảm 5%. Vậy cụ thể, uống cà phê sẽ mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe và liệu cà phê có tác hại nào khi sử dụng hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết

Phản ứng trùng hợp

Polime là những hợp chất mà phân tử gồm hàng ngàn hàng vạn mắt xích lặp lại. Mỗi mắt xích đó được hình thành từ các phân tử nhỏ gọi là monome. Số lượng mắt xích lặp lại gọi là hệ số trùng hợp. Phản ứng cộng liên tiếp nhiều monome tạo thành phân tử polime gọi là phản ứng polime hóa hay phản ứng trùng hợp.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học