Phương Trình Hoá Học
Nhóm Nguyên Tố VIA
Nhóm oxy
Tìm kiếm chất hóa học
Hãy nhập vào chất hoá học để bắt đầu tìm kiếm
Nó được dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy và bột giấy trong chu trình Kraft. Nó dùng để xử lý nước như chất loại bỏ tạp chất oxi, trong công nghiệp nhiếp ảnh để ngăn các dung dịch tráng phim khỏi oxi hoá, làm chất tẩy trong công nghiệp in ấn, làm tác nhân khử clo và lưu huỳnh, và trong nghề da để sulfit hoá các sản phẩm thuộc da. Nó được dùng làm tác nhân tạo gốc sulfometyk và sulfonat trong sản xuất hoá chất. Nó được dùng trong sản xuất hoá chất cao su, thuốc nhuộm sulfua và các hợp chất hoá học khác. Ngoài ra nó còn được dùng trong nhiều ứng dụng khác như tách quặng, thu hồi dầu, bảo quản thực phẩm, chế thuốc nhuộm, và chất tẩy.
Mangan(II) sunfat thường nói đến một hợp chất vô cơ với công thức hóa học MnSO4. Chất rắn dễ chảy nước màu hồng nhạt này là muối mangan(II) có ý nghĩa thương mại lớn. Gần 260 nghìn tấn mangan(II) sunfat đã được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2005. Chất này là tiền chất để sản xuất mangan kim loại và nhiều hợp chất khác. Đất đai nông nghiệp bị thiếu vi lượng mangan được cân bằng lại bằng muối này.
Làm thủy tinh Natri oxit là một thành phần đáng kể của thuỷ tinh và các ô kính mặc dù nó được thêm vào dưới dạng "soda" (natri cacbonat). Natri oxit không tồn tại rõ ràng trong thuỷ tinh, vì thuỷ tinh là những polyme liên kết đan xéo nhau phức tạp. Điển hình, thuỷ tinh được sản xuất ra chứa khoảng 15% natri oxit, 70% silica và 9% vôi (CaO). "Soda" natri cacbonat hoạt động như một luồng để làm giảm nhiệt độ silica nóng chảy. Thuỷ tinh soda có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiều so với thuỷ tinh thuần khiết, và có độ đàn hồi cao hơn. Những sự thay đổi trên xảy ra vì silica và soda phản ứng với nhau tạo thành natri silicat có công thức tổng quát Na2[SiO2]x[SiO3]. Na2CO3 → Na2O + CO2 Na2O + SiO2 → Na2SiO3
- Đinitơ pentoxit là một oxit có công thức là N2O5, không bền và là một chất nổ. Đinitơ pentôxít không tạo được từ phản ứng giữa nitơ và oxy. - Dinitrogen pentoxide có liên quan đến việc chuẩn bị thuốc nổ - Dinitrogen pentoxide, ví dụ như một giải pháp trong chloroform , đã được sử dụng làm thuốc thử để giới thiệu chức năng NO 2 trong các hợp chất hữu cơ
Mangan(IV) oxit, thường gọi là mangan đioxit là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là MnO2. Hợp chất này là một chất rắn có màu đen hoặc nâu này tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng sản pyrolusite, cũng là một quặng chính của kim loại mangan. Hợp chất này được sử dụng chủ yếu để chế tạo các loại pin tế bào khô, mà tiêu biểu là pin kiềm và pin kẽm-cacbon. MnO2 cũng được sử dụng làm chất tạo màu và là tiền thân của các hợp chất mangan khác, chẳng hạn như KMnO4. Nó còn được sử dụng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ, ví dụ, trong quá trình oxy hóa rượu allylic. Thuốc màu Mangan đioxit, dưới dạng than non nâu, là một trong những hợp chất tự nhiên sớm nhất được tổ tiên của con người sử dụng. Nó được sử dụng như là một sắc tố (màu), ít nhất là từ thời trung cổ. Hợp chất có thể được sử dụng đầu tiên với mục đích dùng để sơn lên cơ thể, sau đó áp dụng dần cho các bức tranh trong hang động. Một số bức tranh hang động nổi tiếng nhất ở châu Âu được thực hiện bằng phương pháp sử dụng hợp chất mangan đioxit.
Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là dùng cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu: a. Sự hô hấp - Khí oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật. Sự oxi hóa này diễn ra liên tục trong quá trình sống, sinh ra khí cacbonic và năng lượng. Nguồn năng lượng này dùng để duy trì sự sống của cơ thể, Không có khí oxi, người và động vật không sống được. - Những phi công (phải bay cao, nơi thiếu khí oxi vì không khí quá loãng), thợ lặn, những chiến sĩ chữa cháy (phải làm việc ở nơi nhiều khói, có khí độc, thiếu không khí...) đều phải thở bằng khí oxi trong các bình đặc biệt. b. Sự đốt nhiên liệu - Các nhiên liệu cháy trong khí oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí - Trong công nghiệp sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi hoặc không khí có trộn thêm khí oxi vào lò luyện gang hoặc lò luyện thép nhằm tạo nhiệt độ cao, nâng cao hiệu suất và chất lượng gang thép. - Hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp như mùn cưa, than gỗ là hỗn hợp nổ mạnh. Hỗn hợp này được dùng để chế tạo mìn phá đá, đào đất. Oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu tên lửa.
1. Sử dụng trong công nghiệp Ôzôn được sử dụng để tẩy trắng đồ vật và tiêu diệt vi khuẩn. Rất nhiều hệ thống nước sinh hoạt công cộng sử dụng ôzôn để khử vi khuẩn thay vì sử dụng clo. Ôzôn không tạo thành các hợp chất hữu cơ chứa clo, nhưng chúng cũng không tồn tại trong nước sau khi xử lý, vì thế một số hệ thống cho thêm một chút clo vào để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trong đường ống. 2. Trong công nghiệp ôzôn được sử dụng để: Khử trùng nước uống trước khi đóng chai, Khử các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng phương pháp hóa học (sắt, asen, sulfua hiđrô, nitrit, và các chất hữu cơ phức tạp liên kết với nhau tạo ra "màu" của nước, Hỗ trợ trong quá trình kết tụ (là quá trình kết tụ của các phân tử, được sử dụng trong quá trình lọc để loại bỏ sắt và asen), Làm sạch và tẩy trắng vải (việc sử dụng để tẩy trắng được cấp bằng sáng chế), Hỗ trợ trong gia công chất dẻo (plastic) để cho phép mực kết dính, Đánh giá tuổi thọ của mẫu cao su để xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô cao su. Sử dụng trong y tế Ôzôn, cùng với các ion hypoclorit, được sản xuất tự nhiên bởi các tế bào máu trắng (bạch cầu) cũng như rễ của cây cúc vạn thọ như là phương pháp để tiêu diệt các vật thể lạ. Khi ôzôn phân rã nó tạo thành các gốc tự do của ôxy, là những chất có hoạt tính cao và gây nguy hiểm hay tiêu diệt phần lớn các phân tử hữu cơ. Ôzôn được sử dụng trong một số trường hợp trong y tế. Nó có thể được sử dụng để ảnh hưởng tới cân bằng chống ôxi hóa-hỗ trợ ôxi hóa của cơ thể, khi đó thông thường cơ thể sẽ phản ứng với sự hiện diện của nó bằng cách sản sinh ra các enzym chống ôxi hóa. Liệu pháp ôzôn được sử dụng trong y học thử nghiệm, việc này đang gây ra nhiều nghi vấn do nó chưa được nghiên cứu và kiểm nghiệm một cách khoa học và cẩn thận. Liệu pháp này là nguy hiểm bởi vì ôzôn là một chất ăn mòn rất mạnh. Tại Mỹ, liệu pháp ôzôn là bất hợp pháp, vì FDA vẫn chưa cho phép thử nghiệm nó trên người. Ít nhất đã có một người chết vì sử dụng nó tại Mỹ. Các máy "làm sạch không khí" để sản xuất "ôxy hoạt hóa", tức ôzôn, vẫn được bày bán trên thị trường Mỹ. Ôzôn được tìm thấy để chuyển đổi cholesteron trong máu thành cục (làm cứng và hẹp các động mạch). Sản phẩm cholesteron này cũng gây ra bệnh Alzheimer. Ôzôn được nghiên cứu rất nhiều và nó bị coi là chất gây ung thư cho một số động vật (số khác thì không), cũng như là tác nhân gây đột biến ở một số vi khuẩn.
Nó được tìm thấy như một chất chống cháy trong ABS và các chất dẻo khác, một chất flocculant trong sản xuất titan đioxit và đôi khi được sử dụng trong sản xuất thủy tinh, sơn và chất kết dính. Nó cũng được sử dụng như một nhựa cây trao đổi ion cho một số cation trong dung dịch axit bao gồm Na+ (đặc biệt là cho sự lựa chọn chọn lọc của chúng); và như một chất xúc tác trùng hợp và oxy hóa.
Thionyl clorua là một thành phần của pin liti-thionyl clorua, tại đó nó hoạt động như điện cực dương (cathode) với liti làm cực âm (anode); chất điện li thường là liti tetrachloroaluminat. Phản ứng xả tổng thể như sau: 4 Li + 2 SOCl2 → 4 LiCl + S + SO2 Loại pin không thể sạc lại này có nhiều ưu điểm so với các dạng pin liti khác như mật độ năng lượng cao, phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng, thời gian lưu trữ và tuổi thọ hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, mối quan tâm về chi phí và an toàn cao đã hạn chế việc sử dụng chúng. Các chất chứa trong pin này rất độc và cần các quy trình xử lý đặc biệt, ngoài ra chúng có thể nổ nếu bị quá tải.
Phốtpho pentôxít là một chất khử nước mạnh, như chỉ ra bởi bản chất tỏa nhiệt trong sự thủy phân nó: P4O10 + 6 H2O → 4 H3PO4 (–177 kJ) Tuy nhiên, việc sử dụng nó để làm khô bị hạn chế do nó có xu hướng tạo ra một lớp che phủ bảo vệ dạng nhớt ngăn cản sự khử nước tiếp theo của vật liệu còn lại. Dạng hạt của P4O10 được dùng trong các thiết bị hút ẩm. Phù hợp với khả năng hút ẩm mạnh của nó, P4O10 được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ để khử nước. Ứng dụng quan trọng nhất của nó là chuyển hóa các amit bậc nhất thành các nitril[3]: P4O10 + RC(O)NH2 → P4O9(OH)2 + RCN Phụ phẩm chỉ ra trong phương trình P4O9(OH)2 là công thức lý tưởng hóa của các sản phẩm không xác định tạo ra từ hydrat hóa P4O10. Bên cạnh đó, khi kết hợp cùng axit cacboxylic, phản ứng tạo ra anhydrit hữu cơ tương ứng[4]: P4O10 + RCO2H → P4O9(OH)2 + [RC(O)]2O "Thuốc thử Onodera" là dung dịch của P4O10 trong DMSO, được sử dụng để oxi hóa các loại ancol[5]. Phản ứng này là tương tự như phản ứng Swern. Khả năng hút ẩm của P4O10 là dủ mạnh để chuyển nhiều axit vôcơ thành các anhydrit của chúng, chẳng hạn: HNO3 bị chuyển hóa thành N2O5; H2SO4 thành SO3; HClO4 thành Cl2O7; HCF3SO3 thành (CF3)2S2O5.
Photpho trioxit là hợp chất hóa học có thành phần chính gồm hai nguyên tố photpho và oxy, với công thức hóa học được quy định là P4O6. Hợp chất này đáng lý ra phải được đặt tên chính xác là tetraphotpho hexoxit, tên phốtpho trioxit thực ra xuất hiện trước sự hiểu biết về cấu trúc phân tử của hợp chất, tuy không chính xác nhưng cái tên này vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến tận ngày nay. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn không màu, có cấu trúc liên quan đến adamantane. Hợp chất này chính thức là anhydrit của axit photpho, H3PO3, nhưng không thể thu được bằng cách khử nước của axit. Nó là chất rắn màu trắng, chất rắn, tinh thể và có độc tính cao với mùi tương tự như tỏi
Công nghiệp Hợp chất này là muối tan được trong nước, và có thể được dùng làm chất khử trong dung dịch. Nó được dùng trong một số quá trình nhuộm công nghiệp, ở đó một thuốc nhuộm không tan khác bị khử thành muối kim loại kiềm tan được. Tính khử của natri đithionit còn dùng để loại bỏ thuốc nhuộm dư, oxit dư và các chất màu ngoài dự kiến, bằng cách này làm cải thiện chất lượng màu tổng quát. Phản ứng với formaldehyd tạo thành Rongalite, được dùng làm thuốc tẩy, chẳng hạn như trong việc tẩy bột giấy, cotton, len, da, chất thuộc da màu vàng và đất sét. Na2S2O4 + 2 CH2O → 2 HOCH2SO−2 + 2 Na+ Natri đithionit có thể dùng để xử lý nước, lọc khí, làm sạch và tẩy gỉ. Nó có thể dùng trong các quá trình công nghiệp như là tác nhân sunfonat hóa hoặc nguồn cung cấp ion natri. Ngoài ra trong công nghiệp in ấn, chất này còn dùng trong các ngành liên quan đến da, gỗ, polyme, ảnh chụp và nhiều thứ khác nữa. Sự sử dụng rộng rãi của nó có thể là do độc tính thấp của nó, liều gây chết trung bình LD50 khoảng 5 g/kg. , Sinh học Natri đithionit dùng trong các thí nghiệm lý sinh như là một cách làm giảm thế khử của dung dịch (Eo' -0.66 V so với NHE ở pH 7[5]). Kali ferrixianua thường dùng làm chất oxi hóa trong thí nghiệm trên (Eo' ~ 436 mV ở pH 7). Ngoài ra, natri đithionit còn dùng trong các cuộc thí nghiệm về hóa học đất để tìm kiếm lượng sắt không có trong các khoáng vật silicat ban đầu. Do đó, sắt tách ra bởi natri đithionit có thể xem là "sắt tự do". Ái lực mạnh của ion đithionit với các cation kim loại hóa trị hai và ba (M2+, M3+) giúp nó tăng độ tan của sắt, và vì thế đithionit là một chất tạo phức hữu ích. Địa học Natri đithionit dùng trong việc thu hồi dầu tăng cường hóa học để làm ổn định các polyme poliacrylamit tránh khỏi sự biến chất cơ bản khi có mặt sắt. Nó còn dùng trong các ứng dụng môi trường để truyền mặt có Eh thấp xuống lòng đất để khử các chất ô nhiễm như crom. Chụp ảnh Nó có thể làm thuốc tráng phim, nhưng rất ít khi được chọn. Nó thiên về làm giảm độ bắt sáng của phim và, nếu dùng sai cách, nhanh chóng làm mờ bức ảnh.
Ứng dụng chính của hợp chất này là dùng làm chất tổng hợp chậm cháy kết hợp với các chất halogen hóa. Sự kết hợp của halogenua và antimon là chìa khóa dẫn đến việc làm chậm cháy các polyme, giúp tạo ra các chất than ít dễ cháy. Chất chống cháy tương tự được tìm thấy trong các thiết bị điện, sản phẩm dệt, da, và chất phủ.
1. Mẫu cơ sở nitơ lỏng nén Công ty Alfa Aesar là công ty đầu tiên giới thiệu cacbon đisunfua trong dạng chai nén chứa dung dịch nitơ lỏng nén, tác nhân kết đôi, chất ổn định và cacbon đisunfua, với hàm lượng cacbon đisunfua hoạt hóa là 85%. Hòa loãng với nitơ làm cho dung dịch trở thành không bắt cháy. Tuy nhiên, năm 2007 Alfa Aesar đã ngừng bán các mẫu cacbon đisunfua. Nó được sử dụng rộng rãi trong tổng hợp các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh như metham natri, một chất xông đất và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm.
Các ứng dụng khác của S2Cl2 bao gồm sản xuất thuốc nhuộm lưu huỳnh, thuốc diệt côn trùng và cao su tổng hợp. Nó cũng được sử dụng trong quá trình lưu hóa lạnh các cao su, làm chất xúc tác trùng hợp cho dầu thực vật và để làm cứng các loại gỗ mềm.
Kali bisulfat (hay còn gọi là bisulfat kali; kali hiđrosulfat; Kali sulfat axit; Sulfat hiđro kali; Sulfat axit kali) là một muối của kali với ion bisulfat, có công thức phân tử là KHSO4. Hợp chất này được sử dụng phổ biến trong chuyển hóa các muối tartrat thành bitartrat trong rượu vang. Kali bisulfat cũng được sử dụng như là tác nhân phân hủy trong hóa phân tích.
Natri perôxít được dùng để tẩy bột giấy gỗ trong sản xuất giấy và in ấn. Gần đây nó được dùng chủ yếu trong các hoạt động thí nghiệm chuyên môn, ví dụ như tách kim loại khỏi quặng. Natri perôxít có thể tìm với tên thương mại Solozone[4] and Flocool.[5] TRong các phản ứng điều chế, natri perôxít dùng làm chất oxi hoá. Nó còn làm nguồn cung cấp oxi bởi phản ứng giữa nó với cacbon điôxit giải phóng oxi và tạo ra natri cacbonat; vì thế nó rất hữu ích trong các thiết bị lặn, tàu ngầm,... Liti peroxit cũng có tính năng tương tự. Nó còn dùng trong điều chế mẫu thử bởi tổng hợp peroxit (peroxide fusion) và phân tích sau đó bởi AA hay ICP.
Trong thực tế, chì(II) sunfua là chất đầu tiên, được sử dụng làm chất bán dẫn. Chì(II) sunfua kết tinh trong mô hình natri clorua, không giống như nhiều chất bán dẫn IV-VI khác. Các hạt nano có chứa gốc sunfua và các chấm lượng tử chì đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Theo truyền thống, các vật liệu như trên được sản xuất bằng cách kết hợp các muối chì với một loạt các nguồn, có chứa gốc sunfua.Các hạt nano của PbS gần đây đã được kiểm tra để sử dụng trong các tế bào năng lượng mặt trời.
Natri hiđrosulfat được dùng chủ yếu để làm giảm độ pH. Đối với những ứng dụng kĩ thuật, nó được dùng trong chế tác kim loại (giai đoạn cuối), làm sạch sản phẩm, và làm giảm độ pH của nước để việc khử trùng bằng clo có hiệu quả, bao gồm cầ hồ bơi. Natri hiđrosulfat còn được AAFCO phê duyệt làm chất phụ gia trong thức ăn, kể cả thức ăn cho động vật. Natri hiđrosulfat còn làm chất oxi hoá nước tiểu để giảm thiểu sỏi tiết niệu cho mèo. Nó được FDA chứng nhận là an toàn (GRAS - Generally Recognized As Safe) và xác định sự có mặt trong các sản phẩm tự nhiên. Ở EU nó có số E là E514ii. Natri hiđrosulfat được dùng trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm đồ uống, gia vị, nước sốt và thịt nhồi. Nó còn được dùng rộng rãi trong quá trình chế biến thịt và gia cầm, và gặp nhiều trong việc ngăn ngừa sự biến chất của những sản phẩm vừa mới sản xuất. Trong ngành kim hoàn, natri hiđrosulfat là nguyên liệu chính dùng trong dung dịch axit làm tẩy để loại bỏ lớp kim loại bị oxi hoá ở bề mặt sau khi nung nóng.
Magie sulfat là một muối vô cơ (hợp chất hóa học) có chứa magie, lưu huỳnh và oxi, với công thức hóa học MgSO4. Người ta thường gặp phải như muối khoáng sulfat heptahydrat epsomite (MgSO4.7H2O), thường được gọi là muối Epsom, có tên gọi lấy từ tên một con suối nước muối đắng trong Epsom ở Surrey, Anh, nơi muối này được sản xuất từ các con suối chảy ra nơi đá phấn xốp Bắc Downs gặp đất sét không xốp London. Monohydrat, MgSO4·H2O được tìm thấy là khoáng chất kieserite. Hàng năm sản lượng muối monohydrat này sử dụng trên toàn cầu giữa thập niên năm 1970 là 2,3 triệu tấn, trong đó phần lớn được sử dụng trong nông nghiệp. Magie sulfat khan được sử dụng làm chất làm khô. Muối này khan dễ hút ẩm (dễ dàng hấp thụ nước từ không khí) và do đó rất khó để cân chính xác; hydrate thường được ưa thích khi chuẩn bị các dung dịch (ví dụ, trong chế phẩm y tế). Muối Epsom truyền thống đã được sử dụng như một thành phần của muối tắm. Muối Epsom cũng có thể được sử dụng như một sản phẩm làm đẹp. Các vận động viên sử dụng nó để làm dịu cơ bắp đau, trong khi làm người làm vườn sử dụng nó để cải thiện cây trồng. Nó có một loạt các ứng dụng khác. Muối Epsom cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ các mảnh vụn. Muối này có tên trong danh mục của các dược phẩm thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, một danh sách các loại thuốc quan trọng nhất cần thiết trong một hệ thống y tế cơ bản. Chú thích
Axít sunfurơ hay axít sunphurơ (công thức hóa học là H2SO3 và dạng đầy đủ là (OH)2SO) là tên gọi để chỉ dung dịch của lưu huỳnh điôxít (SO2) tan trong nước. Không có chứng cứ nào cho thấy sự tồn tại của các phân tử axít sunfurơ trong dung dịch. Nó cũng không thể cô đọng dưới dạng tinh chất, do khi đun sôi thì axít sunphurơ bị giải phóng dưới dạng lưu huỳnh điôxít và dung dịch chỉ còn lại nước. Nó phản ứng với tất cả các chất kiềm để tạo ra các muối bisunfit và sunfit. Bisulfite từ lâu đã được công nhận là thuốc thử để phản ứng với các hợp chất hữu cơ theo nhiều cách khác nhau; nổi bật trong số đó là bổ sung vào các nhóm carbonyl và liên kết đôi carbon-carbon, và các phản ứng gốc tự do với sự hiện diện của oxy. Bisulfite phản ứng với các nucleoside pyrimidine, trải qua việc bổ sung liên kết 5, 6 đôi để tạo thành pyrimidine-5, 6-dihydro-6-sulfonate. Việc bổ sung trên 5, 6 liên kết đôi là có thể đảo ngược. Tất cả các chất gây nghiện này không ổn định trong kiềm. Điều chỉnh bisulfite đã được sử dụng để thăm dò cấu trúc polynucleotide thứ cấp hoặc cao hơn khi nó phản ứng với pyrimidine ở các vùng đơn sợi đặc biệt. Trong DNA động vật, một phần của cytosine gốc pyrimidine được methyl hóa ở vị trí 5. 5-Methylcytosine trong DNA hiện là một trọng tâm chú ý sâu sắc cho vai trò của nó trong các chức năng gen. Sự methyl hóa xảy ra bằng cách sửa đổi postreplication, và là một sự kiện di truyền. Các trang web 5-Methylcytosine được biết đến là điểm nóng đột biến. 5-Methylcytosine tự động khử thành thymine, trong khi cytosine chỉ làm chậm hơn. Việc xác định vị trí của 5-methylcytosine trong một DNA nhất định đòi hỏi một số phương tiện để phân biệt 5- methylcytosine với cytosine. Sửa đổi hóa học có thể được sử dụng như một phương tiện như vậy. Điều trị DNA bằng bisulfite chuyển đổi cytosine thành uracil bằng cách khử amin, trong khi 5-methylcytosine vẫn không thay đổi. Phần lớn các nghiên cứu gần đây về 5-methylcytosine trong DNA sử dụng phương pháp điều trị bisulfite trong quy trình phân tích. Nguyên tắc của thủ tục này là như sau. Vì uracil là một chất tương tự thymine (5-methyluracil là thymine), nó hoạt động đối với DNA polymerase như thymine. Khi DNA biến đổi bisulfite bị PCR (Phản ứng chuỗi polymerase), một quá trình cần thiết để khuếch đại các mẫu DNA nhỏ, dư lượng uracil sẽ trở thành dư lượng thymine trong các sản phẩm được khuếch đại. Vì dư lượng 5-methylcytosine trong mẫu DNA ban đầu vẫn không thay đổi trong quá trình xử lý bisulfite, quá trình khuếch đại sẽ tạo ra polynucleotide trong đó dư lượng cytosine đại diện cho dư lượng 5-methylcytosine của gốc.
Sự thật hoá học thú vị

Sự thật thú vị về nhà Hóa học Amedeo Avogadro
24 thg 2, 2021
.jpg)
Sự thật thú vị về Gali
20 thg 2, 2021
.jpg)
Interesting Facts about Gallium
20 thg 2, 2021

Interesting Facts About Zinc
20 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Kẽm
20 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Đồng
19 thg 2, 2021

Interesting facts about copper metal
19 thg 2, 2021
.jpg)
Sự thật thú vị về Niken
19 thg 2, 2021
.jpg)
Interesting facts about Nickel
19 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Coban
17 thg 2, 2021
Một số định nghĩa thường dùng

Mol
4 thg 8, 2019

Độ âm điện
4 thg 8, 2019

Kim loại
20 thg 11, 2019

Nguyên tử
20 thg 11, 2019

Phi kim
25 thg 12, 2019

Tính chất của Phi kim
25 thg 12, 2019

Benzen
25 thg 12, 2019

Liên kết hóa học
1 thg 1, 2020

Nguyên tố hóa học
1 thg 1, 2020

Phân tử
1 thg 1, 2020