Phương Trình Hoá Học
Nhóm Nguyên Tố VA
Nhóm nitơ phốtpho
Tìm kiếm chất hóa học
Hãy nhập vào chất hoá học để bắt đầu tìm kiếm
Trong chế độ ăn thông thường của con người Nitrit là một phần của thực đơn bình thường của người, được tìm thấy trong hầu hết các loại rau củ.[1][2][3] Rau xà lách và rau diếp có thể chứa hàm lượng co đến 2500 mg/kg nitrat, cải xoăn (302 mg/kg) và súp lơ xanh (61 mg/kg), hoặc thấp như măng tây. Hàm lượng nitrit trong 34 mẫu rau củ, gồm các loại bắp cải, rau diếp, xà lách, ngò tây, củ cải trong khoảng 1,1 và 57 mg/kg, ví dụ như súp lơ trắng (3,49 mg/kg) và súp lơ xanh (1,47 mg/kg).[4][5] Các loại rau củ chín làm mất đi nitrat nhưng nitrit thì không.[5] Các loại thịt tươi chứa 0,4-0,5 mg/kg nitrit và 4–7 mg/kg nitrat (10–30 mg/kg nitrat trong thịt của động vật được chữa bệnh).[3] Sự hiện diện của nitrit trong tế bào động vật là kết quả của sự trao đổi nitơ oxit (NO), một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.[6] NO có thể được tạo mới từ enzim tổng hợp NO dùng arginin hay hấp thụ nitrat/nitrit qua đường ăn uống.[7] Hầu hết các nghiên cứu về tác động tiêu cực của nitrit lên con người xảy ra sau khi khám phá ra tầm quan trọng của nitrit lên sự trao đổi chất của con người và sự trao đổi bên trong cơ thể của nitrit. Phụ gia thực phẩm Là một phụ gia thực phẩm, nó thoả mãn hai mục đích trong công nghiệp thực phẩm vì nó vừa thay đổi màu sắc của cá và thịt đã được bảo quản, vừa ngăn sự phát triển của Clostridium botulinum, vi khuẩn gây chứng ngộ độc thịt. Ở EU, nó chỉ được dùng trong hỗn hợp với muối ăn chứa tối đa 0,6% natri nitrit. Nó có số E E250. Kali nitrit (E249) cũng có công dụng tương tự. Trong khi natri nitrit ngăn sự phát triển của vi khuẩn, nó lại là chất độc nếu ở hàm lượng cao đối với động vật kể cả người. LD50 của natri nitrit ở chuột là và LDLo ở người là 71 mg/kg, nghĩa là một người nặng 65 kg sẽ phải hấp thụ ít nhất 4,615 g thì sẽ bị ngộ độc.[8] Để ngăn ngừa, natri nitrit (pha muối ăn) mà được bán như chất phụ gia được nhuộm màu hồng để tránh lầm lẫn với muối ăn hay đường. Ứng dụng y khoa Gần đây, natri nitrit được nhận thấy là một cách hiệu quả để tăng lưu lượng máu bằng cách giãn mạch máu, hoạt động như một chất làm giãn mạch. Nghiên cứu đang tiếp tục để kiểm tra tính khả dụng của nó cho việc điều trị thiếu tế bào hình liềm (máu), ngộ độc xyanua, nhồi máu cơ tim, phình mạch máu não, tăng huyết áp phổi ở trẻ nhỏ.[9][10] Một hỗn hợp tiêm tĩnh mạch chứa dung dịch natri nitrit được dùng như thuốc điều trị ngộ độc xyanua khẩn cấp. Chất tham gia tổng hợp Natri nitrit được dùng để biến đổi amin thành các hợp chất điazo. Tính hữu ích của phản ứng này là để đưa các nhóm amino không bền cho phản ứng thế nucleophin, vì nhóm N2 là nhóm thế tốt hơn. Trong phòng thí nghiệm, natri nitrit còn được dùng để tiêu hủy natri azua thừa.[11][12] NaNO2 + H2SO4 → HNO2 + NaHSO4 2NaN3 + 2HNO2 → 3N2 + 2NO↑ + 2NaOH Đun nóng lên nhiệt độ cao, natri nitrit phân hủy, giải phóng khí NO, oxi và tạo natri oxit. Điều này có lẽ đã không làm người tự mổ đầu tiên dưới biển chết bởi nồng độ cao CO2 vì natri oxit hấp thụ ít nhất
Natri nitrat được dùng trong phạm vi rộng như là một loại phân bón và nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất thuốc súng vào cuối thế kỷ 19. Nó có thể kết hợp với sắt hiđroxit để tạo nhựa thông. Natri nitrat không nên bị lầm lẫn với hợp chất liên quan, natri nitrit. Nó có thể dùng trong sản xuất axit nitric khi phản ứng với axit sunfuric rồi tách axit nitric ra thông qua quá trình chưng cất phân đoạn, còn lại là bã natri hydrosunfat. Những người săn vàng dùng natri nitrat để điều chế nước cường toan có thể hoà tan vàng và các kim loại quý khác. Ứng dụng ít gặp hơn là một chất oxi hoá thay thế trong pháo hoa như là một sự thay thế kali nitrat chủ yếu có trong thuốc nổ đen và như một thành phần cấu tạo trong túi lạnh.[4] Natri nitrat còn được dùng chung với kali nitrat cho việc bảo quản nhiệt, và gần đây, cho việc chuyển đổi nhiệt trong các tháp năng lượng mặt trời. Ngoài ra nó còn dùng trong công nghiệp nước thải cho sự hô hấp tuỳ ý của vi sinh vật. Nitrosomonas, một loài vi sinh vật, hấp thụ nitrat thay vì oxi, làm cho loài này có thể phát triển tốt trong nước thải cần xử lý.
1. Hợp chất nitơ Phân tử nitơ trong khí quyển là tương đối trơ, nhưng trong tự nhiên nó bị chuyển hóa rất chậm thành các hợp chất có ích về mặt sinh học và công nghiệp nhờ một số cơ thể sống, chủ yếu là các vi khuẩn (xem Vai trò sinh học dưới đây). Khả năng kết hợp hay cố định nitơ là đặc trưng quan trọng của công nghiệp hóa chất hiện đại, trong đó nitơ (cùng với khí thiên nhiên) được chuyển hóa thành amôniắc (thông qua phương pháp Haber). Amôniắc, trong lượt của mình, có thể được sử dụng trực tiếp (chủ yếu như là phân bón), hay làm nguyên liệu cho nhiều hóa chất quan trọng khác, bao gồm thuốc nổ, chủ yếu thông qua việc sản xuất axít nitric theo phương pháp Ostwald. Các muối của axít nitric bao gồm nhiều hợp chất quan trọng như xanpet (hay diêm tiêu- trong lịch sử nhân loại nó là quan trọng do được sử dụng để làm thuốc súng) và nitrat amôni, một phân bón hóa học quan trọng. Các hợp chất nitrat hữu cơ khác, chẳng hạn trinitrôglyxêrin và trinitrotoluen (tức TNT), được sử dụng làm thuốc nổ. Axít nitric được sử dụng làm chất ôxi hóa trong các tên lửa dùng nhiên liệu lỏng. Hiđrazin và các dẫn xuất của nó được sử dụng làm nhiên liệu cho các tên lửa. 2. Khí nitơ Nitơ dạng khí được sản xuất nhanh chóng bằng cách cho nitơ lỏng (xem dưới đây) ấm lên và bay hơi. Nó có nhiều ứng dụng, bao gồm cả việc phục vụ như là sự thay thế trơ hơn cho không khí khi mà sự ôxi hóa là không mong muốn.[18] để bảo quản tính tươi của thực phẩm đóng gói hay dạng rời (bằng việc làm chậm sự ôi thiu và các dạng tổn thất khác gây ra bởi sự ôxi hóa),[19] trên đỉnh của chất nổ lỏng để đảm bảo an toàn Nó cũng được sử dụng trong: sản xuất các linh kiện điện tử như tranzito, điốt, và mạch tích hợp (IC). sản xuất thép không gỉ, bơm lốp ô tô và máy bay do tính trơ và sự thiếu các tính chất ẩm, ôxi hóa của nó, ngược lại với không khí (mặc dù điều này là không quan trọng và cần thiết đối với ô tô thông thường Ngược lại với một số ý kiến, nitơ thẩm thấu qua lốp cao su không chậm hơn không khí. Không khí là hỗn hợp chủ yếu chứa nitơ và ôxy (trong dạng N2 và O2), và các phân tử nitơ là nhỏ hơn. Trong các điều kiện tương đương thì các phân tử nhỏ hơn sẽ thẩm thấu qua các vật liệu xốp nhanh hơn. Một ví dụ khác về tính đa dụng của nó là việc sử dụng nó (như là một chất thay thế được ưa chuộng cho điôxít cacbon) để tạo áp lực cho các thùng chứa một số loại bia,[21] cụ thể là bia đen có độ cồn cao và bia ale của Anh và Scotland, do nó tạo ra ít bọt hơn, điều này làm cho bia nhuyễn và nặng hơn. Một ví dụ khác về việc nạp khí nitơ cho bia ở dạng lon hay chai là bia tươi Guinness. 3. Nitơ lỏng Nitơ hóa lỏng. Nitơ lỏng được sản xuất theo quy mô công nghiệp với một lượng lớn bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng và nó thường được nói đến theo công thức giả LN2. Nó là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các mô sống khi tiếp xúc với nó. Khi được cách ly thích hợp khỏi nhiệt của môi trường xung quanh thì nó phục vụ như là chất cô đặc và nguồn vận chuyển của nitơ dạng khí mà không cần nén. Ngoài ra, khả năng của nó trong việc duy trì nhiệt độ một cách siêu phàm, do nó bay hơi ở 77 K (-196°C hay -320°F) làm cho nó cực kỳ hữu ích trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn trong vai trò của một chất làm lạnh chu trình mở, bao gồm: làm lạnh để vận chuyển thực phẩm bảo quản các bộ phận thân thể cũng như các tế bào tinh trùng và trứng, các mẫu và chế phẩm sinh học. trong nghiên cứu các tác nhân làm lạnh để minh họa trong giáo dục trong da liễu học để loại bỏ các tổn thương da ác tính xấu xí hay tiềm năng gây ung thư, ví dụ các mụn cóc, các vết chai sần trên da v.v.[24] Nitơ lỏng có thể sử dụng như là nguồn làm mát để tăng tốc CPU, GPU, hay các dạng phần cứng khác. Nitơ lỏng là nitơ ở trạng thái lỏng, nhiệt độ của nó rất là thấp khoảng -196 độ C, ở nhiệt độ này thì bạn cũng biết nó có thể phá hủy mọi thứ liên quan đến cơ thể sống. Nitơ là một trong các loại khí công nghiệp và có ứng dụng rộng rãi, là khí trơ, không màu, không mùi, không độc hại, không gây cháy nổ. Nitơ lỏng có trọng lượng riêng là 0,807g/ml và có hằng số điện môi là 1,4. Số nguyên tử của nó là 7. Nitơ chiếm 78% trong bầu khí quyển, nitơ lỏng được nén lại bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí => thu được nitơ long và oxi lỏng => Các khí nitơ lỏng nào sẽ được đưa vào thùng chứa và đưa vào sử dụng trong công nghiệp Các khí nitơ này đưa vào công nghiệp sẽ có hệ thống giàn hóa hơi biến khí Nitơ long này trở lại thành khí Nitơ thông thường Sau khi qua giàn hóa hơi nitơ được hóa hơi sẽ đưa qua các van áp để phân chia vào công nghiệp Nitơ lỏng được ứng dụng trong hằng trăm lĩnh vực kể không bao giờ hết cả, từ lĩnh vực thực phẩm đến lĩnh vực dệt nhuôm và còn rất nhiều lĩnh vực khác.
Amoni photphat là một muối amoni của axit orthophosphoric. Nó là một hợp chất không ổn định cao với công thức là (NH4)3PO4. Do tính không ổn định của nó nên không có giá trị về mặt thương mại. Có một muối kép liên quan (NH4)3PO4.(NH4)2HPO4 cũng được công nhận nhưng quá không ổn định để sử dụng trong thực tế. Cả hai muối triamoni đều tạo thành amoniac. Trái ngược với bản chất của các muối triamoni, diamoni photphat (NH4)2HPO4 và muối monoamoni NH4H2PO4 là vật liệu ổn định thường được sử dụng làm phân bón đẻ cung cấp cho cây trồng một lượng nito và photpho ổn định.
Nó được tìm thấy như một chất chống cháy trong ABS và các chất dẻo khác, một chất flocculant trong sản xuất titan đioxit và đôi khi được sử dụng trong sản xuất thủy tinh, sơn và chất kết dính. Nó cũng được sử dụng như một nhựa cây trao đổi ion cho một số cation trong dung dịch axit bao gồm Na+ (đặc biệt là cho sự lựa chọn chọn lọc của chúng); và như một chất xúc tác trùng hợp và oxy hóa.
Phốt pho trắng (WP) là chất hóa học có khả năng gây cháy được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự, chủ yếu nó được nhồi vào các loại bom cháy, bom khói với mục đích tạo ra các màn khói hoặc gây ra sự sát thương, tiêu diệt sinh lực của đối phương. Phốt pho trắng cũng được coi là loại vũ khí hóa học. Phốt pho trắng rất dễ cháy, khi ra ngoài không khí ở nhiệt độ bình thường nó cũng tự động bốc cháy (do có ô xy). Lửa của phốt pho trắng rất nguy hiểm với con người, khi bị dính WP nó sẽ gây ra bỏng nặng do nó có khả năng ngấm sâu vào cơ thể người đến tận xương, vào các mô ở bên trong cơ thể và phá hủy chúng. Do đó WP cũng là một loại chất độc hóa học và con người phải hết sức thận trọng với nó. Với những loại vũ khí như bom, đạn có chứa WP ngay cả những lực lượng có kiến thức chuyên môn khi xử lý chúng cũng có khả năng bị tai nạn.
Phốtpho pentôxít là một chất khử nước mạnh, như chỉ ra bởi bản chất tỏa nhiệt trong sự thủy phân nó: P4O10 + 6 H2O → 4 H3PO4 (–177 kJ) Tuy nhiên, việc sử dụng nó để làm khô bị hạn chế do nó có xu hướng tạo ra một lớp che phủ bảo vệ dạng nhớt ngăn cản sự khử nước tiếp theo của vật liệu còn lại. Dạng hạt của P4O10 được dùng trong các thiết bị hút ẩm. Phù hợp với khả năng hút ẩm mạnh của nó, P4O10 được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ để khử nước. Ứng dụng quan trọng nhất của nó là chuyển hóa các amit bậc nhất thành các nitril[3]: P4O10 + RC(O)NH2 → P4O9(OH)2 + RCN Phụ phẩm chỉ ra trong phương trình P4O9(OH)2 là công thức lý tưởng hóa của các sản phẩm không xác định tạo ra từ hydrat hóa P4O10. Bên cạnh đó, khi kết hợp cùng axit cacboxylic, phản ứng tạo ra anhydrit hữu cơ tương ứng[4]: P4O10 + RCO2H → P4O9(OH)2 + [RC(O)]2O "Thuốc thử Onodera" là dung dịch của P4O10 trong DMSO, được sử dụng để oxi hóa các loại ancol[5]. Phản ứng này là tương tự như phản ứng Swern. Khả năng hút ẩm của P4O10 là dủ mạnh để chuyển nhiều axit vôcơ thành các anhydrit của chúng, chẳng hạn: HNO3 bị chuyển hóa thành N2O5; H2SO4 thành SO3; HClO4 thành Cl2O7; HCF3SO3 thành (CF3)2S2O5.
Kẽm nitrat không có ứng dụng quy mô lớn nhưng được sử dụng trên quy mô phòng thí nghiệm để tổng hợp polyme phối hợp, sự phân hủy có kiểm soát của nó thành kẽm ôxít cũng đã được sử dụng để tạo ra các cấu trúc dựa trên ZnO khác nhau, bao gồm các dây nano. Nó có thể được sử dụng làm thuốc nhuộm trong ngành nhuộm. Một phản ứng ví dụ cho kết tủa của kẽm carbonat: Zn(NO3)2 + Na2CO3 → ZnCO3 + 2 NaNO3
Photpho trioxit là hợp chất hóa học có thành phần chính gồm hai nguyên tố photpho và oxy, với công thức hóa học được quy định là P4O6. Hợp chất này đáng lý ra phải được đặt tên chính xác là tetraphotpho hexoxit, tên phốtpho trioxit thực ra xuất hiện trước sự hiểu biết về cấu trúc phân tử của hợp chất, tuy không chính xác nhưng cái tên này vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến tận ngày nay. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất rắn không màu, có cấu trúc liên quan đến adamantane. Hợp chất này chính thức là anhydrit của axit photpho, H3PO3, nhưng không thể thu được bằng cách khử nước của axit. Nó là chất rắn màu trắng, chất rắn, tinh thể và có độc tính cao với mùi tương tự như tỏi
Magie nitrua là chất xúc tác trong tổng hợp thực tế đầu tiên của borazon (cubic boorit nitride)
Ôxyclorua bitmut được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm. Subnitrat bitmut và subcacbonat bitmut được sử dụng trong y học. Subsalicylat bitmut (Pepto-Bismol®) được dùng làm thuốc chống bệnh tiêu chảy. [1] Một số ứng dụng khác là: Nam châm vĩnh cửu mạnh có thể được làm ra từ hợp kim bismanol (MnBi). Nhiều hợp kim của bitmut có điểm nóng chảy thấp và được dùng rộng rãi để phát hiện cháy và hệ ngăn chặn của các thiết bị an toàn cháy nổ. Bitmut được dùng để sản xuất thép dễ uốn. Bitmut được dùng làm chất xúc tác trong sản xuất sợi acrylic. Nó cũng dược dùng trong cặp nhiệt điện (bitmut có độ âm điện cao nhất). Vật chuyên chở các nhiên liệu U235 hay U233 cho các lò phản ứng hạt nhân. Bitmut cũng được dùng trong các que hàn. Một thực tế là bitmut và nhiều hợp kim của nó giãn nở ra khi chúng đông đặc lại làm cho chúng trở thành lý tưởng cho mục đích này. Subnitrat bitmut là thành phần của men gốm, nó tạo ra màu sắc óng ánh của sản phẩm cuối cùng. Bitmut đôi khi được dùng trong sản xuất các viên đạn. Ưu thế của nó so với chì là nó không độc, vì thế nó là hợp pháp tại Anh để săn bắn các loại chim vùng đầm lầy. Những năm đầu thập niên 1990, các nghiên cứu bắt đầu đánh giá bitmut là sự thay thế không độc hại cho chì trong nhiều ứng dụng: Như đã nói trên đây, bitmut được sử dụng trong các que hàn; độc tính thấp của nó là đặc biệt quan trọng cho các que hàn dùng trong các thiết bị chế biến thực phẩm. Một thành phần của men gốm sứ. Một thành phần trong đồng đỏ. Thành phần trong thép dễ cắt cho các chi tiết có độ chính xác cao của máy móc. Một thành phần của dầu hay mỡ bôi trơn. Vật liệu nặng thay chì trong các chì lưới của lưới đánh cá.
Photpho pentachloride là hợp chất hóa học có công thức PCl5. Đây là một trong những clorua phosphorus quan trọng nhất, khác là PCl3 và POCl3. PCl5 tìm thấy sử dụng như một chất khử clorua. Nó là chất rắn không màu, nhạy cảm với nước và nhạy cảm với độ ẩm mặc dù các mẫu thương mại có thể có màu vàng và bị ô nhiễm bởi hydrogen chloride.
Hợp chất này được sử dụng như một chất phản ứng florua trong hóa học hữu cơ.Ứng dụng này được báo cáo bởi nhà hóa học người Bỉ Frédéric Jean Edmond Swarts vào năm 1892, người đã chứng minh tính hữu ích của nó trong việc chuyển đổi các hợp chất clorua thành florua. Phương pháp này liên quan đến việc chuyển đổi antimon triflorua với clo hoặc với antimon pentaclorua để tạo ra các chất hoạt tính antimon triflorodiclorua (SbCl2F3). Hợp chất này cũng có thể được sản xuất với số lượng lớn. SbF3 được sử dụng trong nhuộm và trong đồ gốm, để làm men và thủy tinh.
Ứng dụng chính của hợp chất này là dùng làm chất tổng hợp chậm cháy kết hợp với các chất halogen hóa. Sự kết hợp của halogenua và antimon là chìa khóa dẫn đến việc làm chậm cháy các polyme, giúp tạo ra các chất than ít dễ cháy. Chất chống cháy tương tự được tìm thấy trong các thiết bị điện, sản phẩm dệt, da, và chất phủ.
Nó đã được sử dụng như một thuốc nhuận tràng cho tình trạng táo bón và axit dạ dày. Tuy nhiên, tác dụng phụ có hại của nó - biểu hiện bằng việc tạo ra tiêu chảy và nôn mửa - đã hạn chế sử dụng. Ngoài ra, nó có khả năng gây tổn thương cho đường tiêu hóa. Việc sử dụng magiê phosphate trong việc sửa chữa mô xương hiện đang được nghiên cứu, nghiên cứu ứng dụng của Mg (H)2PO4)2 như xi măng. Dạng magiê phốt phát này đáp ứng các yêu cầu cho việc này: nó có khả năng phân hủy sinh học và tương thích mô học. Ngoài ra, việc sử dụng nó trong tái tạo mô xương được khuyến khích cho sức mạnh và thiết lập nhanh. Việc sử dụng magiê phốt phát vô định hình (AMP) làm xi măng chỉnh hình sinh học và không tỏa nhiệt đang được đánh giá. Để tạo ra xi măng này, trộn bột AMP với rượu polyvinyl, để tạo thành bột nhão. Chức năng chính của magiê phốt phát là cung cấp sự đóng góp của Mg cho sinh vật sống. Yếu tố này can thiệp vào nhiều phản ứng enzyme như một chất xúc tác hoặc trung gian, rất cần thiết cho sự sống. Sự thiếu hụt Mg ở người có liên quan đến các tác dụng sau: giảm nồng độ Ca, suy tim, giữ Na, giảm K, rối loạn nhịp tim, co thắt cơ kéo dài, nôn mửa, buồn nôn, lưu thông thấp Hormon tuyến cận giáp và co thắt dạ dày và kinh nguyệt, trong số những người khác.
Hidro xyanua, còn gọi là Axit xianhiđric công thức hóa học HCN, muối tạo thành gọi là muối xianua. Đây là một loại axit rất độc, tất cả các muối của nó cũng rất độc, độc như nicotin (từ 2 đến 3 giọt có thể giết chết một con chó). Tuy nhiên về mặt hóa học, đây là một loại axit rất yếu, yếu hơn axit silixic (H2SiO3). Thế nhưng axit này có thể tạo phức với nhiều kim loại nhóm d như Fe, Cu, Ag, Au,... là chất trung gian để điều chế natri xianua (một dung môi để điều chế các kim loại hoạt động yếu như vàng, bạc, đồng, thuỷ ngân,... Ngoài ra axit này có thể tác dụng với các chất hữu cơ và axit này cũng tính khử mạnh.
Sự thật hoá học thú vị

Sự thật thú vị về nhà Hóa học Amedeo Avogadro
24 thg 2, 2021
.jpg)
Sự thật thú vị về Gali
20 thg 2, 2021
.jpg)
Interesting Facts about Gallium
20 thg 2, 2021

Interesting Facts About Zinc
20 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Kẽm
20 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Đồng
19 thg 2, 2021

Interesting facts about copper metal
19 thg 2, 2021
.jpg)
Sự thật thú vị về Niken
19 thg 2, 2021
.jpg)
Interesting facts about Nickel
19 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Coban
17 thg 2, 2021
Một số định nghĩa thường dùng

Mol
4 thg 8, 2019

Độ âm điện
4 thg 8, 2019

Kim loại
20 thg 11, 2019

Nguyên tử
20 thg 11, 2019

Phi kim
25 thg 12, 2019

Tính chất của Phi kim
25 thg 12, 2019

Benzen
25 thg 12, 2019

Liên kết hóa học
1 thg 1, 2020

Nguyên tố hóa học
1 thg 1, 2020

Phân tử
1 thg 1, 2020