Phương Trình Hoá Học
Nguyên Tố Bảng Tuần Hoàn
Nguyên Tố Bảng Tuần Hoàn
Tìm kiếm chất hóa học
Hãy nhập vào chất hoá học để bắt đầu tìm kiếm
Ánh sáng màu da cam ánh đỏ mà neon phát ra trong các đèn neon được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Từ "neon" cũng được sử dụng chung để chỉ các loại ánh sáng quảng cáo trong khi thực tế rất nhiều khí khác cũng được sử dụng để tạo ra các loại màu sắc khác. Các ứng dụng khác có: Đèn chỉ thị điện thế cao. Thu lôi. Ống đo bước sóng. Ống âm cực trong ti vi. Neon và heli được sử dụng để tạo ra các loại laser khí. Neon lỏng được sử dụng trong công nghiệp như một chất làm lạnh nhiệt độ cực thấp có tính kinh tế.
Heli được dùng để đẩy các bóng thám không và khí cầu nhỏ do tỷ trọng riêng nhỏ hơn tỷ trọng của không khí và như chất lỏng làm lạnh cho nam châm siêu dẫn. Đồng vị Heli 3 có nhiều trong gió mặt trời nhưng mà phần lớn chúng bị từ trường của Trái Đất đẩy ra. Người ta đang nghiên cứu khai thác Heli-3 trên Mặt Trăng để sử dụng như một nguồn năng lượng rất tiềm năng. Làm cho giọng nói trở nên thay đổi (trở nên cao hơn). Do heli nhẹ hơn không khí rất nhiều nên trong khí heli, tốc độ của âm thanh nhanh hơn tới 3 lần trong không khí, lên tới 927 m/s.Khi hít khí heli, trong vòm họng bạn tràn ngập khí ấy. Do đó, tần số giọng nói sẽ biến đổi, tăng lên rất nhiều và tất yếu khiến giọng bạn cao và trong hơn. Tuy nhiên, do hàm lượng khí heli trong bóng bay thấp nên "giọng nói chipmunk" chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, rồi trở về bình thường. Heli khi được làm lạnh sẽ sôi rất mạnh.Vào năm 1930,khi người ta hạ nhiệt độ xuống 2⁰K (-271,15⁰C),heli lỏng ngừng sôi và trở thành heli siêu lỏng với những tính chất rất kì lạ.Nó có thể rò qua cốc đựng và đi ngược chiều trọng lực như một chất lỏng không có độ nhớt.
Sắt(II) sunfat là tên chung của một nhóm muối với công thức hóa học FeSO4·xH2O. Dạng muối phổ biến nhất là dạng ngậm 7 phân tử nước (x = 7) nhưng ngoài ra cũng có nhiều giá trị x khác nhau. Muối ngậm nước này được sử dụng trong y tế để điều trị chứng thiếu sắt, và cũng cho các ứng dụng công nghiệp. Được biết đến từ thời cổ đại với cái tên coppera và vitriol xanh lá cây, muối ngậm 7 phân tử nước với màu lục lam nhạt là dạng phổ biến nhất của hợp chất này. Tất cả sắt(II) sunfat hòa tan trong nước để tạo ra cùng một aquo phức [Fe(H2O)6]2+, có mô hình hình học phân tử bát diện và thuận từ. Tên copperas có từ thời đồng(II) sunfat được gọi là coppera xanh, và có lẽ tương tự, sắt(II) và kẽm sunfat được biết đến tương ứng là coppera màu xanh lá cây và coppera trắng. Hợp chất này có trong Danh sách các thuốc thiết yếu của WHO, các loại thuốc quan trọng nhất cần thiết cho một hệ thống y tế cơ bản
Bạc (I) sulfate là chất thay thế không đạt tiêu chuẩn cho bạc xyanua trong mạ bạc. Nó cũng được sử dụng trong băng y tế dùng để băng vết thương hở vì bạc là một loại kháng sinh tự nhiên. Bạc (II) sulfate được sử dụng làm chất oxy hóa các chất hữu cơ không bão hòa và các chất thơm.
Trong Vật liệu gốm Đồng(I) oxit được dùng làm chất tạo màu sắc cho men gốm. Muốn có màu đỏ sáng, chúng ta chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ đồng(I) oxit (0.5%). Nếu hàm lượng đồng cao hơn, có thể dẫn đến xuất hiện các hạt đồng kim loại li ti trong men chảy tạo thành màu đỏ máu bò. Nếu có bo trong men đồng đỏ chúng ta sẽ có màu tím. Trong men đồng đỏ sử dụng nhiều nguyên liệu khoáng tráng thạch, thêm bari oxit tạo ra màu từ ngọc lam đến xanh thẫm, tùy theo hàm lượng đồng oxit. Florua khi được sử dụng với đồng oxit cho màu xanh lục. Trong vật liệu điện Đồng(I) oxit là một chất bán dẫn. Cặp đồng(I) oxit-đồng (Cu2O-Cu) chỉ cho phép dòng điện đi từ đồng sang đồng oxit, bây giờ lớp đồng(I) oxit đóng vai trò là lớp bán dẫn loại n và lớp đồng đóng vai trò là lớp bán dẫn loại p. Với tính chất bán dẫn, đồng oxit được sử dụng làm pin mặt trời dùng trong dạy học.
Silic là nguyên tố rất có ích, là cực kỳ cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp. Điôxít silic trong dạng cát và đất sét là thành phần quan trọng trong chế tạo bê tông và gạch cũng như trong sản xuất xi măng Portland. Silic là nguyên tố rất quan trọng cho thực vật và động vật. Silica dạng nhị nguyên tử phân lập từ nước để tạo ra lớp vỏ bảo vệ tế bào. Các ứng dụng khác có: Gốm/men sứ - Là vật liệu chịu lửa sử dụng trong sản xuất các vật liệu chịu lửa và các silicat của nó được sử dụng trong sản xuất men sứ và đồ gốm. Thép - Silic là thành phần quan trọng trong một số loại thép. Đồng thau - Phần lớn đồng thau được sản xuất có chứa hợp kim của đồng với silic. Thủy tinh - Silica từ cát là thành phần cơ bản của thủy tinh. Thủy tinh có thể sản xuất thành nhiều chủng loại đồ vật với những thuộc tính lý học khác nhau. Silica được sử dụng như vật liệu cơ bản trong sản xuất kính cửa sổ, đồ chứa (chai lọ), và sứ cách điện cũng như nhiều đồ vật có ích khác. Giấy nhám - Cacbua silic là một trong những vật liệu mài mòn quan trọng nhất. Vật liệu bán dẫn - Silic siêu tinh khiết có thể trộn thêm asen, bo, gali hay phốtpho để làm silic dẫn điện tốt hơn trong các transistor, pin mặt trời hay các thiết bị bán dẫn khác được sử dụng trong công nghiệp điện tử và các ứng dụng kỹ thuật cao (hi-tech) khác. Trong các photonic - Silic được sử dụng trong các laser để sản xuất ánh sáng đơn sắc có bước sóng 456 nm. Vật liệu y tế - Silicon là hợp chất dẻo chứa các liên kết silic-ôxy và silic-cacbon; chúng được sử dụng trong các ứng dụng như nâng ngực nhân tạo và lăng kính tiếp giáp (kính úp tròng). LCD và pin mặt trời - Silic ngậm nước vô định hình có hứa hẹn trong các ứng dụng như điện tử chẳng hạn chế tạo màn hình tinh thể lỏng (LCD) với giá thành thấp và màn rộng. Nó cũng được sử dụng để chế tạo pin mặt trời. Xây dựng - Silica là thành phần quan trọng nhất trong gạch vì tính hoạt hóa thấp của nó. Ngoài ra nó còn là một thành phần của xi măng.
Trong phòng thí nghiệm Sắt(III) nitrat là chất xúc tác ưa thích cho phản ứng tổng hợp natri amit từ dung dịch natri hòa tan trong amoniac: 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2↑ Một số đất sét có chứa sắt(III) nitrat cho thấy là chất oxy hóa hữu ích trong tổng hợp hữu cơ. Ví dụ sắt(III) nitrat có trong Montmorillonit—một chất thử được gọi là "Clayfen"—đã được sử dụng cho quá trình oxy hóa ancol thành aldehyde và thiol thành đisunfua. Các ứng dụng khác Dung dịch sắt(III) nitrat được các nhà kim hoàn và các chuyên gia chạm khắc bạc và các hợp kim bạc.
Axít phốtphoric đậm đặc, có thể chứa tới 70% - 75% P2O5 là rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp do nó được dùng để sản xuất phân bón. Nhu cầu toàn cầu về phân bón đã dẫn tới sự tăng trưởng đáng kể trong sản xuất phốtphat (PO43-) trong nửa sau của thế kỷ XX. Các sử dụng khác còn có: Các phốtphat được dùng trong sản xuất các loại thủy tinh đặc biệt được sử dụng trong các loại đèn hơi natri. Tro xương, phốtphat canxi, được sử dụng trong sản xuất đồ sứ. Tripolyphốtphat natri được sản xuất từ axít phốphoric được sử dụng trong bột giặt ở một số quốc gia, nhưng lại bị cấm ở một số quốc gia khác. Axít phốtphoric được sản xuất từ phốtpho nguyên tố được sử dụng trong các ứng dụng như các đồ uống chứa sôđa. Axít này cũng là điểm khởi đầu để chế tạo các phốtphat cấp thực phẩm. Các hóa chất này bao gồm phốtphat mônôcanxi được dùng trong bột nở và tripolyphốtphat natri và các phốtphat khác của natri. Trong số các ứng dụng khác, các hóa chất này được dùng để cải thiện các đặc trưng của thịt hay pho mát đã chế biến. Người ta còn dùng nó trong thuốc đánh răng. Phốtphat trinatri được dùng trong các chất làm sạch để làm mềm nước và chống ăn mòn cho các đường ống/nồi hơi. Phốtpho được sử dụng rộng rãi để sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa phốtpho, thôngqua các chất trung gian như clorua phốtpho và sulfua phốtpho. Các chất này có nhiều ứng dụng, bao gồm các chất làm dẻo, các chất làm chậm cháy, thuốc trừ sâu, các chất chiết và các chất xử lý nước. Nguyên tố này cũng là thành phần quan trọng trong sản xuất thép, trong sản xuất đồng thau chứa phốtpho và trong nhiều sản phẩm liên quan khác. Phốtpho trắng được sử dụng trong các ứng dụng quân sự như bom lửa, tạo ra các màn khói như trong các bình khói và bom khói, và trong đạn lửa. Phốtpho đỏ được sử dụng để sản xuất các vỏ bao diêm an toàn, pháo hoa và nhất là mêtamphếtamin (C10H15N). Với một lượng nhỏ, phốtpho được dùng như là chất thêm vào cho các loại bán dẫn loại n. Phốtpho P32 và phốtpho P33 được dùng như là các chất phát hiện dấu vết phóng xạ trong các phòng thí nghiệm hóa sinh học
Về mặt công nghiệp, bari hydroxit được sử dụng làm tiền thân cho các hợp chất bari khác. Bari hydroxit ngậm đơn nước (Monohydrat) được sử dụng để khử nước và loại bỏ sulfat từ các sản phẩm khác nhau.[5] Ứng dụng này khai thác độ tan rất thấp của bari sulfat. Ứng dụng công nghiệp này cũng được áp dụng cho phòng thí nghiệm.
Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất bụi ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang. Được sử dụng để làm chất thu khí trong các ống chân không. Hợp chất bari sulfat có màu trắng và được sử dụng trong sản xuất sơn, trong chẩn đoán bằng tia X, và trong sản xuất thủy tinh. Barít được sử dụng rộng rãi để làm chất độn trong hoạt động khoan tìm giếng dầu và trong sản xuất cao su. Bari cacbonat được dùng làm bả chuột và có thể được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và gạch. Bari nitrat và bari clorua được sử dụng để tạo màu xanh lá cây trong sản xuất pháo hoa. Bari sulfua không tinh khiết phát lân quang sau khi đặt dưới ánh sáng. Các muối của bari, đặc biệt là bari sulfat, có khi cũng được sử dụng để uống hoặc bơm vào ruột bệnh nhân, để làm tăng độ tương phản của những tấm phim X quang trong việc chẩn đoán hệ tiêu hóa. Lithopone (một chất nhuộm chứa bari sulfat và kẽm sulfua) có khả năng bao phủ tốt và không bị thẫm màu khi tiếp xúc với những muối sunfua. Bari perôxít được sử dụng làm chất xúc tác để bắt đầu một phản ứng tỏa nhiệt nhôm khi hàn các thanh ray lại với nhau. Bari clorua còn được sử dụng để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp vì độc tính cao của nó.
Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng công nghiệp. Thông qua dẫn xuất chính của nó là axít sulfuric (H2SO4), lưu huỳnh được đánh giá là một trong các nguyên tố quan trọng nhất được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp. Nó là quan trọng bậc nhất đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Sản xuất axít sulfuric là sử dụng chủ yếu của lưu huỳnh, và việc tiêu thụ axít sulfuric được coi như một trong các chỉ số tốt nhất về sự phát triển công nghiệp của một quốc gia. Axít sulfuric được sản xuất hàng năm ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất kỳ hóa chất công nghiệp nào khác. Lưu huỳnh cũng được sử dụng trong ắc quy, bột giặt, lưu hóa cao su, thuốc diệt nấm và trong sản xuất các phân bón phốtphat. Các sulfit được sử dụng để làm trắng giấy và làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả. Do bản chất dễ cháy của nó, lưu huỳnh cũng được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa. Các thiosulfat natri và amôni được sử dụng như là các tác nhân cố định trong nhiếp ảnh. Sulfat magiê, được biết dưới tên gọi muối Epsom có thể dùng như thuốc nhuận tràng, chất bổ sung cho các bình ngâm (xử lý hóa học), tác nhân làm tróc vỏ cây, hay để bổ sung magiê cho cây trồng. Cuối thế kỷ XVIII, các nhà sản xuất đồ gỗ sử dụng lưu huỳnh nóng chảy để tạo ra các lớp khảm trang trí trong các sản phẩm của họ. Do điôxít lưu huỳnh được tạo ra trong quá trình nung chảy lưu huỳnh nên các đồ gỗ với lớp khảm lưu huỳnh đã bị loại bỏ rất nhanh. Từ xa xưa, người ta đã biết dùng Lưu huỳnh để làm đẹp da và trị mụn trứng cá. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra cách hoạt động của Lưu huỳnh trong việc điều trị mụn. Bằng thực nghiệm, người ta đã kết luận Lưu huỳnh có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, từ đó làm xẹp nốt mụn một cách nhanh chóng. Để đạt hiệu quả cao, Lưu huỳnh có thể được kết hợp với Axit Salicylic (BHA) hay Resorcinol trong thành phần dược liệu.
Nhôm nitrat là một chất oxy hóa mạnh. Nó được sử dụng trong thuộc da, sản xuất thuốc chống trầy, chất ức chế ăn mòn, chiết xuất uranium, lọc dầu, và như một chất dùng để nitrat hóa.Tinh thể ngậm 9 nước và các nhôm nitrat hydrat khác có nhiều ứng dụng. Những muối này được sử dụng để sản xuất nhôm oxit để sản xuất giấy cách điện, tạo các chất nung nóng ống tia âm cực, và các lá lõi biến thế. Các muối hydrat cũng được sử dụng để chiết xuất các nguyên tố actinide. Nó được sử dụng trong phòng thí nghiệm và lớp học như trong phản ứng: Al(NO3)3 + 3 NaOH → Al(OH)3 + 3 NaNO3
Nhìn chung các muối ion hóa hòa tan của đồng độc hại hơn nhiều so với các hợp chất không hòa tan hoặc hơi phân ly. Liều gây chết người của bất kỳ muối đồng nào rất khác nhau (từ dưới 1 g đến vài ounce ở người lớn). Tác dụng độc hại toàn thân của đồng bao gồm tổn thương mao mạch lan rộng, tổn thương thận và gan, và kích thích thần kinh trung ương sau đó là trầm cảm. Vàng da và đau gan đã được báo cáo trong ngộ độc cấp tính ở người. Đồng được hấp thu chủ yếu qua đường tiêu hóa. Tất cả các cửa hút khác của đồng (hít và hạ bì) là không đáng kể so với đường uống.
Hàng triệu kg crom(VI) oxit được sản xuất hàng năm, chủ yếu cho mạ điện. Crom(VI) oxit là một chất ôxi hóa mạnh và bị nghi ngờ là chất gây ung thư. Crom(VI) oxit được sử dụng trong mạ crôm. Nó là thường được sử dụng với các chất phụ gia có ảnh hưởng đến quy trình mạ nhưng không phản ứng với các trioxit. Các trioxit phản ứng với cađimi, kẽm, và kim loại khác để thụ động hóa crom giúp chống lại sự ăn mòn. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp. Axit cromic là dung dịch cũng được sử dụng trong việc áp dụng phủ sơn anot lên nhôm, được ứng dụng trong hàng không vũ trụ. Axit cromic hoặc axit photphoric cũng là giải pháp ưu tiên cho việc phủ sơn anot các loại.
Chromium(III) hydroxide được sử dụng như một sắc tố , như một chất gắn màu , và như một chất xúc tác cho các phản ứng hữu cơ.
Axit nitơ (dưới dạng natri nitrit) được sử dụng như một phần của hỗn hợp tiêm tĩnh mạch với natri thiosulfate để điều trị ngộ độc xyanua. Nó nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, một danh sách các loại thuốc quan trọng nhất cần thiết trong hệ thống y tế cơ bản. Ngoài ra còn có nghiên cứu để điều tra khả năng ứng dụng của nó đối với các phương pháp điều trị đau tim, phình động mạch não, tăng huyết áp phổi ở trẻ sơ sinh và nhiễm trùng Pseudomonas aeruginosa.
Cr(OH)2là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước. Khi hòa tan vào dung dịch HCl, thấy chất rắn tan dần cho dung dịch có màu xanh. Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O Điều chế bằng cách cho dung dịch crom (II) clorua tác dụng với dung dịch bazo trong môi trường không có không khí CrCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cr(OH)2 (không có không khí)
Amoni hidroxit còn gọi là dung dịch amoniac, dung dịch NH4OH hay amoniac nước là một dung dịch amoniac lỏng trong nước, không màu, bay mùi mạnh và có mùi khai. Trong tự nhiên NH4OH được sinh ra từ các quá trình phân hủy xác động vật, vi sinh vật hay từ trong quá trình bài tiết của động vật. NH4OH kém bền, bị phân hủy thành khí NH3 và nước
Nitơ dioxid là khí màu nâu đỏ, khi làm lạnh hoặc nén là chất lỏng màu nâu vàng. Nito dioxid được vận chuyển dưới dạng khí hóa lỏng dưới áp suất hơi riêng. Hơi nặng hơn không khí. Độc khi hít phải và hấp thụ qua da. Phơi nhiễm gây ra viêm phổi có thể chỉ gây đau nhẹ hoặc qua đi mà không được chú ý, nhưng dẫn đến phù nề vài ngày sau đó có thể gây tử vong. Nó là một chất gây ô nhiễm khí quyển chính có khả năng hấp thụ tia cực tím không chiếu tới bề mặt trái đất.
Tinh thể màu vàng nhạt, không ổn định, phân hủy chậm thành nito và nước. NH4NO2 -> N2 + 2H2O
Phốtpho pentôxít là một chất khử nước mạnh iệc sử dụng nó để làm khô bị hạn chế do nó có xu hướng tạo ra một lớp che phủ bảo vệ dạng nhớt ngăn cản sự khử nước tiếp theo của vật liệu còn lại. Dạng hạt của P4O10 được dùng trong các thiết bị hút ẩm. Phù hợp với khả năng hút ẩm mạnh của nó, P4O10 được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ để khử nước. Ứng dụng quan trọng nhất của nó là chuyển hóa các amit bậc nhất thành các nitril P4O10 + RC(O)NH2 → P4O9(OH)2 + RCN Phụ phẩm chỉ ra trong phương trình P4O9(OH)2 là công thức lý tưởng hóa của các sản phẩm không xác định tạo ra từ hydrat hóa P4O10. Bên cạnh đó, khi kết hợp cùng axit cacboxylic, phản ứng tạo ra anhydrit hữu cơ tương ứng P4O10 + RCO2H → P4O9(OH)2 + [RC(O)]2O "Thuốc thử Onodera" là dung dịch của P4O10 trong DMSO, được sử dụng để oxi hóa các loại ancol. Phản ứng này là tương tự như phản ứng Swern. Khả năng hút ẩm của P4O10 là dủ mạnh để chuyển nhiều axit vôcơ thành các anhydrit của chúng, chẳng hạn: HNO3 bị chuyển hóa thành N2O5; H2SO4 thành SO3; HClO4 thành Cl2O7; HCF3SO3 thành (CF3)2S2O5.
1. Kali aluminat với axit sunfuric được dùng để sản xuất phèn chua theo phản ứng: KAlO2 + 2 H2SO4 → KAl(SO4)2 + 2 H2O 2. Nó được dùng như một thuốc nhuộm, thuốc cắn màu và như một xúc tác để tăng tốc sự thiết lập cấu trúc bê tông
Kali sunfit (K2SO3) là một hợp chất vô cơ, là muối của cation kali và anion sunfit. Kali sunfit có tác dụng như một phụ gia thực phẩm, được dùng làm chất bảo quản với số E là E225 (Số INS là 225). Nó được sử dụng ở Úc và New Zealand nhưng không được chấp nhận ở EU hoặc Mỹ.
Ứng dụng chính của kali sunfat là làm phân bón. Muối thô đôi khi cũng được dùng trong sản xuất thủy tinh.
Sự thật hoá học thú vị

Sự thật thú vị về nhà Hóa học Amedeo Avogadro
24 thg 2, 2021
.jpg)
Sự thật thú vị về Gali
20 thg 2, 2021
.jpg)
Interesting Facts about Gallium
20 thg 2, 2021

Interesting Facts About Zinc
20 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Kẽm
20 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Đồng
19 thg 2, 2021

Interesting facts about copper metal
19 thg 2, 2021
.jpg)
Sự thật thú vị về Niken
19 thg 2, 2021
.jpg)
Interesting facts about Nickel
19 thg 2, 2021

Sự thật thú vị về Coban
17 thg 2, 2021
Một số định nghĩa thường dùng

Mol
4 thg 8, 2019

Độ âm điện
4 thg 8, 2019

Kim loại
20 thg 11, 2019

Nguyên tử
20 thg 11, 2019

Phi kim
25 thg 12, 2019

Tính chất của Phi kim
25 thg 12, 2019

Benzen
25 thg 12, 2019

Liên kết hóa học
1 thg 1, 2020

Nguyên tố hóa học
1 thg 1, 2020

Phân tử
1 thg 1, 2020