Phương Trình Hoá Học

Chương 5. Hidrocacbon no.Bài 33. Ankan Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp

• Biết sự liên quan giữa đồng đẳng, đồng phân của ankan • Biết gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử C

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN

1. Đồng đẳng

Ankan: metan (CH4), etan (C2H6), propan (C3H8), các butan (C4H10), các pentan (C5H12),... có công thức chung là CnH2n+2(n≥1). Chúng hợp thành dãy đồng đẳng gọi là dãy đồng đẳng của metan.

2. Đồng phân

a) Đồng phân mạch cacbon

Ở dãy đồng đẳng của metan, từ thành viên thứ tư trở đi, mỗi thành viên đều gồm nhiều đồng phân.

Thí dụ: Ứng với công thức phân tử C4H10 (thành viên thứ tư của dãy đồng đẳng) có 2 đồng phân cấu tạo:

Ứng với công thức phân tử C5H12 (thành viên thứ 5 của dãy đồng đẳng) có 3 đồng phân cấu tạo:

Nhận xét: Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo, đó là đồng phân mạch cacbon.

b) Bậc của cacbon

Bậc của một nguyên tử C ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.

Ankan mà phân tử chỉ chứa C bậc I và C bậc II (không chứa C bậc III và C bậc IV) là ankan không phân nhánh.

Ankan mà phân tử có chứa C bậc III hoặc C bậc IV là ankan phân nhánh.

II - DANH PHÁP

1. Ankan không phân nhánh

Theo IUPAC, tên của 10 ankan không phân nhánh đầu tiên được gọi như ở bảng 5.1:

Bảng 5.1: Tên mười ankan và nhóm ankyl không phân nhánh đầu tiên.

Nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt 1 nguyên tử H từ phân tử ankan, có công thức CnH2n+1 được gọi là nhóm ankyl. Tên của nhóm ankyl không phân nhánh lấy từ tên của ankan tương ứng đổi đuôi an thành đuôi yl.

2. Ankan phân nhánh.

Theo IUPAC, tên của ankan phân nhánh được gọi theo kiểu tên thay thế:

* Mạch chính là mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất. Đánh số các nguyên tử cacbon thuộc mạch chính bắt đầu từ phía phân nhánh sớm hơn.

* Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.

Thí dụ 1:

Thí dụ 2:

Chọn mạch chính:

Mạch (a):5C,2 nhánh ⇒  Đúng

Mạch (b):5C,1 nhánh ⇒  Sai

Đánh số mạch chính:

Số 1 từ đầu bên phải vì đầu phải phân nhánh sớm hơn đầu bên trái.

Gọi tên nhánh theo vần chữ cái (nhánh etyl gọi trước nhánh metyl) sau đó đến tên mạch C chính rồi đến đuôi an.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị

Nội dung bài giảng giải thích sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron; Đề cập đến cách tính số khối của hạt nhân; các khái niệm thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình...

Xem chi tiết

Bài 45. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

Lưu huỳnh dioxxit, lưu huỳnh trioxit có cấu tạo phân tử và tính chất hóa học nào? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh điều này?

Xem chi tiết

Bài 33. Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế

Như chúng ta đã biết, những ứng dụng của hidro là không thể bàn cãi. Nhưng khí hidro không có sẵn cho chúng ta sử dụng vào đời sống và sản xuất. Vậy, trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, khí hidro được điều chế như thế nào? Phản ứng điều chế khí hidro thuộc loại phản ứng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đây các bạn nhé!

Xem chi tiết

Bài 13. Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng

Bài Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng hệ thống hoá kiến thức về: Cấu hình e nguyên tử, độ âm điện, các trạng thái oxi hoá của N, P, cấu tạo phân tử N2. Tính chất của N2; P; NH3; Muối amoni; Axit nitric; Muối nitrat; Axit photphoric; Muối photphat. Phương pháp nhận biết muối photphat. Củng cố kiến thức về tính chất hoá học, điều chế các chất.

Xem chi tiết

Bài 13 Peptit và protein

Biết khái niệm về peptit, protein, axit nucleic, enzim. Biết cấu tạo phân tử và tính chất cơ bản của peptit, protein

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học