Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Nội dung bài giảng Mở đầu về hóa học hữu cơ tìm hiểu về khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất); Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo; Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ các oxít của cacbon, muối cacbonat, xianua và cacbua…)

- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

II. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ

Người ta cũng thường phân loại hợp chất hữu cơ theo mạch cacbon:

- Hợp chất hữu cơ mạch vòng

- Hợp chất hữu cơ mạch không vòng.

Trong mỗi loại lại được chia chi tiết hơn

III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Đặc điểm cấu tạo

- Nguyên tố bắt buộc có là cacbon

- Thường gặp H, O, N, S , P , Hal . . .

- Liên kết hóa học chủ yếu trong chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

2. Tính chất vật lý

- Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi (tonc, to bay hơi thấp )

- Kém bền đối với nhiệt và dễ cháy

- Không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ

3. Tính chất hóa học

Kém bền với nhiệt, dễ bị phân hủy.

Các phản ứng của hợp chất hữu cơ thường chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định→ Thu được hỗn hợp sản phẩm

IV. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ

1. Phân tích định tính

a) Mục đích: Xác định các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.

b) Nguyên tắc: Chuyển hợp chất hữu cơ thành các chất vơ cơ đơn giản, rồi nhận biết bằng phản ứng đặc trưng.

c) Phương pháp tiến hành

Phương pháp tiến hành phân tích định tính hợp chất hữu cơ

Thí nghiệm xác định nguyên tố Cacbon, Hidro có trong Glucozơ

2. Phân tích định lượng

a) Mục đích: Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.

b) Nguyên tắc:

- Cân một lượng chính xác hợp chất hữu cơ

- Chuyển nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản như CO2 , H2O , N2

- Xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của CO2, H2O, N2… Từ đó tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

c) Phương pháp tiến hành phân tích định lượng

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 45. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

Lưu huỳnh dioxxit, lưu huỳnh trioxit có cấu tạo phân tử và tính chất hóa học nào? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh điều này?

Xem chi tiết

Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt

Nội dung bài học chính là câu trả lời sâu sắc cho câu hỏi Vì sao Sắt thường có số oxi hóa +2, +3 và ôn tập lại các tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Sắt(II), Sắt (III). Đồng thời rèn luyện cho các em các kĩ năng giải bài tập về Sắt và các hợp chất của Sắt

Xem chi tiết

Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại

Mức độ hoạt động hoá học khác nhau của các kim loại được thể hiện như thế nào ? Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với chất khác hay không? Dãy hoạt động hóa học của kim loại sẽ giúp bạn trả lời|

Xem chi tiết

Bài 13. Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

Nắm vững cấu tạo phân tử của N2, NH3, HNO3, các tính chất hoá học cơ bản của đơn chất nitơ vμ của một số hợp chất : amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat. • Biết cách nhận biết sự có mặt của nitơ, amoniac, ion amoni, ion nitrat ; các phương pháp điều chế nitơ và một số hợp chất của nitơ. • Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học của các phản ứng, đặc biệt là phản ứng oxi hoá − khử, giải các bài toán hoá học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học