Phương Trình Hoá Học

Bài 9. Tính chất hóa học của muối

Các bạn đã nghiên cứu các tính chất hóa học của Axit, Bazơ; Ngoài những tính chất đã tìm hiểu ra. Thìhai hợp chất này còn có thêm một tính chất nữa là tác dụng với muối, vậy Muối tác dụng vớiAxit, Bazơ tạo ra sản phẩm gì? Và còn có tính chất nào khác nữa không? Ta vào bài học mới ngày hôm nay.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. Tính chất hoá học của muối

1. Muối tác dụng với kim loại 

Thí nghiệm: Ngâm đoạn dây đồng vào dung dịch bạc nitrat

Hiện tượng: Có kim loại màu xám bạc bám bên ngoài dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu dần chuyển

qua màu xanh

Giải thích: Do xảy ra phản ứng Cu+ AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Kim loại Ag sinh ra, bám vào dây đồng và

dung dịch có màu xanh của Cu(NO3)2

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tại thành muối mới và kim loại mới.

2. Muối tác dụng với Axit 

Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm chứa dung dịch 1ml BaCl2 hoặc H2SO4

Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới

3. Muối tác dụng với Muối 

Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch natri clorua

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

Giải thích: Do xảy ra phản ứng AgNO3 +NaCl → AgCl+ NaNO3. Kết tủa trắng chính là AgCl sỉnh ra.

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

4. Muối tác dụng với Bazơ 

Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch NaOH. Xuất hiện chất kết tủa màu xanh lơ.

CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 +Na2SO4

Dung dịch muối có thể tác dụng với bazo tạo thành muối mới và bazo mới.

5. Phản ứng phân huỷ muối

Một số muối ở nhiệt độ cao sẽ bị phân huỷ.

2KClO3 (xúc tác nhiệt độ ) → 2KCl + 3O2

CaCO2 → CaO + CO2

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Nhận xét về các phản ứng hóa học của muối

Các phản ứng trong dung dịch của muối với Axit, Bazơ và Muối xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau tạo ra những hợp chất mới.

2. Phản ứng trao đổi

Là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2

1. Tính chất hoá học của muối :phản ứng thế với kim loại, phản ứng trao đổi với axit, với muối, với baZƠ Và có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. 

2. Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới không tan, hoặc chất khí. 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 55. Phenol

Hiểu ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân và tính chất hoá học của phenol. Hiểu phương pháp điều chế và ứng dụng của phenol.

Xem chi tiết

Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat.

Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất, ngành công nghiệp liên quan đến silic và hợp chất của nó gọi là công nghiệp silicat rất gần gũi trong đời sống, chúng ta hãy nghiên cứu về silic và ngành công nghiệp này

Xem chi tiết

Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng

Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của đồng

Xem chi tiết

Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối

Rèn luyện các kỹ năng thao tác thí nghiệm, quan sát hiện trong, giải thích và rút ra kết luận về tinh chất hoá học của bazo và muối.

Xem chi tiết

Chương 9. Bài 58. Anđehit và Xeton

Biết định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp của anđehit và xeton. Biết tính chất vật lí và hiểu tính chất hoá học của anđehit và xeton. Biết phương pháp điều chế, ứng dụng của fomanđehit, axetanđehit và axeton.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học