Phương Trình Hoá Học

Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng

Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của đồng

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. ĐỒNG.

 I. Vị trí và cấu tạo:

Vị trí của đồng trong BTH:

-  Là kim loại chuyển tiếp

-  Vị trí: STT: 29; chu kì 4; nhóm IB

Cấu tạo của đồng:

29Cu : 1s22s22p63s23p63d104s1

-  Là nguyên tố d, có electron hoá trị nằm ở 4s và 3d

-  Trong hợp chất: Cu có mức oxi hoá phổ biến là: +1 và +2 tạo ra được 2 ion: Cu+ (Ar) 3d10;  Cu2+ (Ar) 3d9

-  Bán kính nguyên tử = 0,128(nm), có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc à liên kết trong đơn chất đồng vững chắc hơn.

 II. Tính chất vật lí:

-  Đồng là kim loại màu đỏ, dẻo, dai, dễ kéo sợi, dát mỏng.

-  Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.

-  Là kim loại nặng, nhiệt độ nóng chảy cao.

 III.Tính chất hoá học:

            Eo Cu2+/Cu  = + 0,34 V > EoH+/H2

Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu

Tác dụng với phi kim:

-  Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.

                  2Cu + O2 →   CuO

-  Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)

                  CuO  +  Cu  → Cu2O  (đỏ)

-  Tác dụng trực tiếp với Cl2, Br2, S...

                  Cu  +  Cl2  → CuCl2

                   Cu  +  S  →  CuS

Tác dụng với axit:

-  Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

-  Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

                2Cu  +  4HCl + O2 → 2CuCl2  +  2 H2O

            -  Với HNO3, H2SO4 đặc :

                Cu + 2H2SO4 → CuSO4  +  SO2 +  H2O

                Cu  +  4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

                3Cu  + 8HNO3  loãng→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tác dụng với dung dịch muối:

-  Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

                Cu  +  2AgNO3 →  Cu(NO3)2 + 2Ag

 IV. Ứng dụng của đồng: 

  Dựa vào tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, bền của đồng và hợp kim:

      1. Đồng thau : hợp kim Cu-Zn, có tính cứng và bền hơn Cu, dùng chế tạo chi tiết máy.

      2. Đồng bạch : hợp kim Cu-Ni, có tính bền, đẹp, không bị ăn mòn trong nước biển, dùng trong công nghiệp tàu thủy.

      3. Đồng thanh : hợp kim Cu-Sn, dùng chế tạo máy móc, thiết bị.

      4. Hợp kim Cu-Au : dùng để trang trí.

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG:

 I.  Đồng (II) oxit: CuO

-  Là chất rắn màu đen.

-  Điều chế: nhiệt phân.

              2Cu(NO3)2  → 2CuO  + 4NO2  + O2

             CuCO3. Cu(OH)2 → 2CuO + CO2 + H2O

             Cu(OH)2 → CuO  + H2O

-  CuO có tính oxi hoá:

              CuO  + CO  → Cu  + CO2

             3CuO + 2NH3 → N2  +  3Cu + 3H2O

  II. Đồng (II) hidroxit: Cu(OH)2

-  Là chất rắn màu xanh.

-  Điều chế: từ dung dịch muối Cu2+ và dung dịch bazơ.

             CuSO4  + 2NaOH → Cu(OH)2  + Na2SO4

-  Cu(OH)2 không tan trong nước, tan trong axit.

             Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O

-  Cu(OH)2 dễ tan trong dung dịch NH3 tạo dung dịch màu xanh thẩm gọi là nước Svayde.

            Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 36. Metan

Metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Hôm nay các bạn sẽ được nghiên cứu qua bài giảng về Metan.

Xem chi tiết

Chương 3 Liên kết hóa học. Bài 16. Khái niệm về liên kết hóa học liên kết ion

Các ion được tạo thành như thế nào? Thế nào là cation và anion? Thế nào là ion đơn, ion đa nguyên tử? Liên kết ion được hình thành như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học

Xem chi tiết

Bài 22. Silic và hợp chất của silic

Biết các tính chất đặc trưng, phương pháp điều chế silic và hợp chất của silic. Biết những ứng dụng quan trọng của silic trong các ngành kĩ thuật như luyện kim, bán dẫn, điện tử...

Xem chi tiết

Bài 33. Luyện tập về clo và hợp chất của clo

Nắm được các tính chất vật lí và hóa học đặc trưng của clo. Hiểu được nguyên tắc và các phương pháp điều chế clo.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học