Phương Trình Hoá Học

Bài 26. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ

Biết phân loại hợp chất hữu cơ. Có khái niệm về một số loại danh pháp phổ biến. Biết gọi tên mạch cacbon chính gồm từ 1 đến 10 nguyên tử C.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Phân loại

Hợp chất hữu cơ được phân thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

* Hiđrocacbon  là những hợp chất được tạo thành từ hai nguyên tố C và H.

Hiđrocacbon lại được phân thành hiđrocacbon no (thí dụ: CH4,C2H6); hiđrocacbon không no (thí dụ: CH2=CH2); hiđrocacbon thơm (thí dụ: C6H6).

* Dẫn xuất của hiđrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C,H ra còn có một hay nhiều nguyên tử của các nguyên tố khác như O,N,S,halogen,...

Dẫn xuất của hiđrocacbon lại được phân thành dẫn xuất halogen như CH3Cl,CH2Br−CH2Br,...; ancol như CH3OH,C2H5OH,...; axit như HCOOH,CH3COOH,...

2. Nhóm chức

Thí dụ: * Đimetyl  ete (H3C−O−CH3) không phản ứng với natri. Metanol (CH3OH) và etanol (H3C−CH2OH) phản ứng với natri giải phóng hiđro.

CH3OH+Na→CH3−ONa+1/2 H2

H3C−CH2−OH+Na→H3C−CH2−ONa+1/2 H2

* Etanol và metanol đều phản ứng với hiđro bromua, thí dụ:

H3C−CH2−OH+HBr→H3C−CH2−Br+H2O

Nhận xét: Nhóm OH đã gây ra các phản ứng phân biệt etanol, metanol với đimetyl ete và với các loại hợp chất khác nên nhóm OH được gọi là nhóm chức.

Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.

Cấu tạo của nhóm chức thường được viết rõ ràng, đầy đủ, phần còn lại của phân tử có thể được viết tắt là R. Thí dụ: CH3−CH2−OH và CH3−OH đều được ghi bởi công thức chung là R−OH.

II - DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Tên thông thường

Tên thông thường của hợp chất hữu cơ thường được đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng, đôi khi có thể có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất thuộc loại nào.

                  

         HCOOH  : axit fomic                   CH3COOH : axit axetic       C10H20O : mentol

2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC

a) Tên gốc - chức

CH3CH2−Cl              CH3CH2−O−COCH3                CH3CH2−O−CH3

(etyl clorua)                   (etyl axetat)                            (etyl metyl ete)  

b) Tên thay thế

Thí dụ:

Tên thay thế được viết liền (không viết cách như tên gốc - chức), có thể phân làm ba phần như sau:

H3C−CH3                            H3C−CH2Cl          H2C=CH2          HC≡CH

(et+an)                                (clo+et+an)            (et+en)            (et+in)

   etan                                       cloetan                eten                  etin

Để gọi tên hợp chất hữu cơ, cần thuộc tên các số đếm và tên mạch cacbon như bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tên số đếm và tên mạch cacbon chính

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 15. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. Sụ biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm

Hỗ trợ học sinh rèn luyện một số kĩ năng sử dụng hóa chất và dụng cụ thí nghiệm để đảm bảo an toàn và kết quả thí nghiệm

Xem chi tiết

Bài 8. Bài luyện tập 1 – Hóa học 8

Luyện tập về các mối quan hệ giữa các khái niệm nguyên tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất và phân tử.

Xem chi tiết

Bài 11. Phân bón hóa học

Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hóa học nào cần thiết phải có? (C, O, H, N, S,K, Ca, Mg...) Vậy những nguyên tố hóa học này có ở đâu? (Có trong đất và trong phân bón hóa học) Vậy phânbón hóa học có những công dụng như thế nào? Ta thường dùng những loại phân gì? Để biết được ta vào bài mới.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO

Nitơ là nguyên tố có nhiều chuyện lạ: nó là 1 khí không duy trì sự sống nhưng không có cuộc sống nào lại không có mặt nitơ. Lịch sử tìm ra nitơ gắn liền việc tìm ra thành phần không khí và các chất khí như oxi, hiđro. Lúc đầu người ta đặt tên nitơ là azot (nghĩa là ko duy trì sự sống), về sau phát hiện nó chứa trong diêm tiêu nên đặt tên là NITROGEN (sinh ra diêm tiêu). Vậy nitơ có cấu tạo và tính chất như thế nào, dựa vào đó chúng ta sẽ biết những ứng dụng của nitơ trong sản xuất và đời sống. Vậy Nitơ có tính chất vật lí, hóa học, cách điều chế như thế nào chúng ta cùng nhau đi vào nội dung bài học ngày hôm nay.

Xem chi tiết

Bài 32. Hợp chất của sắt

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về các hợp chất của Sắt. Thông qua bài học các em học sinh biết được tính chất vật lí - hóa học của hợp chất Sắt (II), Sắt (III) và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của hợp chất của Sắt.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học