Phương Trình Hoá Học

Bài 2. Axit, bazơ và muối

Bài giảng tìm hiểu về Định nghĩa axit, bazơ , hiđroxit lưỡng tính theo thuyết của A-rê-ni-uyt. Thế nào là Axit một nấc, axit nhiều nấc. Từ việc phân tích một số ví dụ về axit bazơ cụ thể, rút ra định nghĩa. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: Nhận biết được một chất cụ thể là axit , bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối cụ thể. Tính nồng độ mol trong dung dịch chất điện li mạnh.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. AXIT

1. Định nghĩa

Theo thuyết Areniut axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Ví dụ:

HCl →  H+ + Cl-

CH3COOH ⇄  H+ + CH3COO-

Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các cation H+ trong dung dịch

2. Axit nhiều nấc

Những axit phân li nhiều nấc ra nhiều cation H+ gọi là axit nhiều nấc, những axit chỉ phân li một nấc gọi là axit một nấc.

Ví dụ: 

H3PO4  ⇄ H+ + H2PO4-

H2PO4- ⇄  H+ + HPO42-

HPO42- ⇄ H+ + PO43-

II. BAZO

Theo thuyết Areniut bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Ví dụ: NaOH → Na+ + OH-

III. HIDROXIT LƯỠNG TÍNH

Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ. 

Ví dụ:

Zn(OH)2 ⇄  Zn2+ + 2OH-

Zn(OH)2 ⇄  ZnO22- + 2H+

Tất cả các hiđroxit lưỡng tính đều là chất ít tan trong nước và điện li yếu.

IV. MUỐI

1. Định nghĩa

Khái niệm

Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ ( hiđrocó tính axit) được gọi là muối trung hòa. 

Ví dụ: NaCl , KNO3, KMnO4...

Muối mà anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit. 

Ví dụ: NaHCO3, Na2HPO4, NaHSO4...

2. Sự điện li của muối trong nước

Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2...

 

Tổng số đánh giá: 0

Xếp hạng: 5 / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ

Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi có phải phản ứng oxi hóa khử hay không? Có cách nào phân loại phản ứng vô cơ một cách tổng quát hơn không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài giảng " Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ".

Xem chi tiết

Chương III. Nhóm Cacbon. Bài 19. Khái quát về nhóm cacbon

• Biết nhóm cacbon gồm những nguyên tố nào. • Biết cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, độ âm điện liên quan như thế nào với tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

Xem chi tiết

Bài 23. Phản ứng hữu cơ

Nội dung bài học Phản ứng hữu cơ cung cấp các khái niệm, định nghĩa về cách phân loại thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách,... Đồng thời cũng trình bày rõ ràng đặc điểm của phản ứng hữu cơ trong hóa học hữu cơ.

Xem chi tiết

Bài 23. Công nghiệp silicat

Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng từ những hợp chất tự nhiên của silic và các hoá chất khác.

Xem chi tiết

Bài 47. Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic

Nội dung bài học là phần tiến hành một số thí nghiệm về tính chất hóa học của Anđehit fomic, axit axetic và cung cấp nhiều hiểu biết về kĩ năng tiến hành thí nghiệm.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học