Phương Trình Hoá Học

Bài 10. Photpho

Nội dung trọng tâm của bài giảng Photpho là So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí. Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3.

Ví trí: Z = 15, chu kì 3, nhóm VA

Hoá trị có thể  có của P: 5 và 3

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Photpho tạo thành hai dạng thù hình quan trọng: photpho trắng và photpho đỏ.

1. Photpho trắng: Chất rắn màu trắng, mềm, phát quang trong bóng tối, dễ nóng chảy, khi rơi vào da thì gây bỏng nặng, dễ bốc cháy ở nhiệt độ > 40oC. Photpho trắng không tan trong nước nên người ta bảo quản nó bằng cách ngâm trong nước.

2. Photpho đỏ: Chất rắn có màu đỏ,  dễ hút ẩm, chảy rữa, bền trong không khí và nhiệt độ thường. Chỉ bốc chấy ở nhiệt độ >250oC

- Trong hai dạng thù hình photpho trắng hoạt động hơn photpho đỏ.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Photpho là phi kim tương đối hoạt động. Photpho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ. Trong các hợp chất, photpho có số oxi hóa là -3, +3, +5

Do đó, khi tham gia phản ứng hóa học photpho thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử

1. Tính oxi hoá

2P + 3Ca Ca3P2

2. Tính khử

Khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hoá mạnh.-

- Với oxi:

5O2 (dư) + 4P 2P2O5 (Điphotpho pentaoxit)

3O2 (thiếu) + 4P  2P2O3 (Điphotpho trioxit)

- Với clo:

5Cl2 (dư) +2P   2PCl5 (photpho pentaclorua)

3Cl2 (thiếu) + 2P 2PCl3 (photpho triclorua)

IV. ỨNG DỤNG 

Ứng dụng của photpho

V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Hai khoáng vật chính của photpho

VI. SẢN XUẤT

Trong công nghiệp, photpho đỏ được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit (hoặc apatit), cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện.

Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 15. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. Sụ biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm

Hỗ trợ học sinh rèn luyện một số kĩ năng sử dụng hóa chất và dụng cụ thí nghiệm để đảm bảo an toàn và kết quả thí nghiệm

Xem chi tiết

Bài 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Mục đích của bài Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng là các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao; Nhiệt phân muối NaHCO3 ; Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể. Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Xem chi tiết

Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Hàng năm thế giới mất đi 15% lượng gang , thép luyện được do bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại và có biện pháp nào để bảo vệ không?

Xem chi tiết

Bài 14. Vật liệu polime

Nội dung bài học cung cấp cho các em khái niệm về một số vật liệu polimer: Chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu Compozit và keo dán. Thông qua tiết học các em sẽ nắm chắc thêm các thành phần cấu tạo cũng như tính chất, ứng dụng của chúng.

Xem chi tiết

Bài 42. Nồng độ dung dịch

Thường có nhiều cách biểu diễn nồng độ dung dịch, các em sẽ tìm hiểu hai loại nồng độ dung dịch là nồng độ phần trăm và nồng độ mol. x

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học