Phương Trình Hoá Học

Vua chất dẻo là gì?

Polytetrafloetylen là "kẻ sinh sau" trong thế giới các chất dẻo. Hợp chất này được chính thức sản xuất chỉ mới khoảng 30 năm trước đây. Thế nhưng hợp chất đã nhanh chóng được tôn là "vua chất dẻo". Vì sao vậy?

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Polytetrafloetylen là "kẻ sinh sau" trong thế giới các chất dẻo. Hợp chất này được chính thức sản xuất chỉ mới khoảng 30 năm trước đây. Thế nhưng hợp chất đã nhanh chóng được tôn là "vua chất dẻo". Vì sao vậy?

Lịch sử

Tháng 4 năm 1938, Roy J. Plunkett, lúc ấy đang làm việc ở Phòng thí nghiệm hãng DuPont quyết định thử dùng tetrafloetilen làm khí sinh hàn cho máy lạnh. Ông mở van một bình thép chứa khí nén không thấy có khí thoát ra, cân lại thấy khối lượng bình không đổi. "Van không hỏng, khí đi đằng nào", ông bắt đầu cảm thấy tò mò. Ông cưa đôi bình thép và thấy một lớp polyme bám chặt phía trong thành bình, hơ nóng không chảy, trơ với mọi hoá chất mà ông thử. Đó chính là teflon.

Cấu trúc 3D của Polytetrafloetylen

Tính chất

Polytetrafloetylen có nhiều tính chất ưu việt mà các loại chất dẻo khác không có: Hợp chất không bị giòn trong không khí lỏng. Không bị mềm đi trong nước đun sôi. Từ nhiệt độ thấp -269,3°C chỉ lớn hơn nhiệt độ 0 K (nhiệt độ tuyệt đối) 4°C cho đến nhiệt độ cao 250°C không hề có sự thay đổi trạng thái.

Công thức cấu tạo của polytetrafloetylen

Polytetrafloetylen rất bền với các tác nhân gây ăn mòn, cho dù đó là các axit, dung dịch kiềm đậm đặc cũng như các tác nhân oxy hoá mạnh cũng không gây được tác dụng gì. Tính bền hoá học của polytetrafloetylen vượt qua thủy tinh gốm, thép không gỉ, vàng, bạch kim. Bởi vì thuỷ tinh, thép không gỉ, vàng, bạch kim đều hoà tan trong cường thủy đun sôi, còn polytetrafloetylen có đun sôi trong cường thủy hàng chục giờ đồng hồ cũng trơ nguyên. Polytetrafloetylen không bị ngấm nước, không bịtrương trong nước.

Ngoài ra polytetrafloetylen là chất cách điện tốt, không chịu ảnh hưởng của điện từ trường, không có bất kỳ sự thay đổi nào theo nhiệt độ.

Ứng dụng

Do polytetrafloetylen có những tính năng quý giá như vậy nên được người ta rất coi trọng. Polytetrafloetylen được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp: Công nghiệp đông lạnh, công nghiệp hoá học, công  nghiệp điện, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp y dược... Người ta dùng polytetrafloetylen trong việc chế tạo thiết bị nhiệt độ thấp để sản xuất các bình đựng không khí lỏng.

Trong công nghiệp hoá học, người ta dùng polytetrafloetylen để chế tạo các bình phản ứng chịu ăn mòn, chế tạo vỏ bình ăcquy, làm tấm lọc.

Trong công nghiệp điện, người ta dùng polytetrafloetylen làm các lớp vỏ cách điện rất mỏng, với lớp chất cách điện này chỉ cần độ dày 15 micromet là đã có khả năng cách điện tuyệt hảo.

Trong công nghiệp y dược, người ta dùng polytetrafloetylen chế tạo xương nhân tạo, làm vật liệu tạo sụn là vật liệu cho ngoại khoa, vì đây là vật liệu vô hại đối với cơ thể con người. Ngoài ra, polytetrafloetylen còn dùng để chế tạo rađa, vật liệu thông tin cao tần, thiết bị sóng ngắn.

Polytetrafloetylen là chất có màu trắng xám, là hợp chất cao phân tử kết tinh nửa trong suốt, là sản phẩm trùng hợp từ tetrafloetylen. Nguyên liệu cơ bản để sản xuất hợp chất tetrafloetylen là trifloetan và hyđroforua. Các chất dẻo thông thường do các nguyên tử cacbon, hyđro và nhiều nguyên tử khác tạo nên, trong polytetrafloetylen không có nguyên tử hyđro mà chỉ có các nguyên tử flo và cacbon.

Chính nguyên tử flo trong phân tử đã thay thế nguyên tử hyđro làm cho liên kết giữa các nguyên tử cacbon trong phân tử càng đặc khít, bền chặt hơn, do đó mà chất dẻo polytetrafloetylen mới có được các tính chất ưu việt đã kể trên.

Điều chế

Teflon được sản xuất từ clorofom theo sơ đồ sau

CHCl3 +HF/SbF5> CHF2Cl 700 °C> CF2=CF2 peoxit(CF2-CF2)n

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Tỉ khối hơi của chất A so với chất B

Tỉ khối là so sánh khối lượng, nghĩa là muốn biết chất nào nặng hơn, chất nào nhẹ hơn và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần. Tỉ khối hơi của chất A so với chất B nghĩa là muốn biết ở dạng hơi (hay khí) thì hơi A nặng hay nhẹ hơn hơi (khí) B bao nhiêu lần.

Xem chi tiết

Bazơ

Trong hóa học, Bazơ (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp base /baz/), có công thức hoá học chung là B(OH)x. Một định nghĩa phổ biến của bazơ theo Svante Arrhenius là một hợp chất hóa học hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít hoặc là hấp thụ các ion hiđrô khi hòa tan trong nước. Các bazơ và các axít được nói đến như là các chất ngược nhau vì hiệu ứng của axit là tăng nồng độ ion hydroni (H3O+) trong nước, còn bazơ thì làm giảm nồng độ của ion này. Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước và có pH lớn hơn 7 khi ở trong dung dịch.Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Xem chi tiết

Enzim

Enzym còn gọi là men là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein.Trong cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH. Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzyme. Như vậy, enzym là các protein xúc tác các phản ứng hóa học. Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất, enzym sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym. Enzym có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó. Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzym đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc tác. Có trên 4 000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzym. Hoạt tính của enzym chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chất ức chế là các phân tử làm giảm hoạt tính của enzym, trong khi yếu tố hoạt hóa là những phân tử làm tăng hoạt tính của enzym.

Xem chi tiết

bari hydroxit

Bari hydroxit là hợp chất hóa học với công thức hóa học Ba(OH)2(H2O)x. Chất ngậm nước đơn (x =1) được biết đến với tên baryta, là một trong những hợp chất chính của bari. Hạt monohydrat trắng này là dạng thương mại chính của bari hydroxit.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học