Phương Trình Hoá Học

Tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay dung dịch (lỏng) là gì?

Khi nói tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay của một dung dịch (dung dịch lỏng) thì hiểu là so sánh khối lượng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó với nước (dạng lỏng) nhằm biết chất đó nặng hay nhẹ hơn nước bao nhiêu lần. Muốn vậy người ta lấy khối lượng của vật và khối lượng của nước (khối lượng của hai thể tích bằng nhau của vật và nước), đem so sánh, bên nào có khối lượng lớn hơn thì nặng hơn.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Khi nói tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay của một dung dịch (dung dịch lỏng) thì hiểu là so sánh khối lượng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó với nước (dạng lỏng) nhằm biết chất đó nặng hay nhẹ hơn nước bao nhiêu lần. Muốn vậy người ta lấy khối lượng của vật và khối lượng của nước (khối lượng của hai thể tích bằng nhau của vật và nước), đem so sánh, bên nào có khối lượng lớn hơn thì nặng hơn.

 Tỉ khối hiểu là nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần nên không có đơn vị. Còn khối lượng riêng là khối lượng của một vị thể tích, nên có đơn vị, như g/mL, kg/L, g/cm3, kg/dm3...Do nước dạng lỏng có khối lượng riêng 1g/mL (hay 1g/cmhay 1 kg/L, 1kg/dm3, nghĩa là 1 mL nước có khối lượng 1 gam hay 1 lít nước có khối lượng 1 kg), nên từ tỉ khối của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch (không có đơn vị) ta thêm vào đơn vị g/mL hay g/cm3 thì sẽ có trị số khối lượng riêng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó.

Thí dụ: Kim loại đồng (Cu) có tỉ khối bằng 8,93 thì hiểu là hai thể tích bằng nhau của đồng (rắn) và nước (lỏng), nước chiếm 1 phần khối lượng thì đồng chiếm 8,93 phần khối lượng, hay đồng nặng hơn nước 8,93 lần. Do 1 mL nước có khối lượng 1 gam nên 1 mL đồng có khối lượng 8,93 gam. Như vậy đồng có khối lượng riêng là 8,93 g/mL (hay 8,93 g/cm3 hay 8,93 kg/dm3)

 Thủy ngân (Hg, lỏng) có tỉ khối 13,55 thì hiểu là thủy ngân nặng hơn nước 13,55 lần. Hai thể tích bằng nhau của thủy ngân và nước, nước chiếm 1 phần khối lượng thì thủy ngân chiếm 13,55 phần khối lượng. Do nước có khối lượng riêng là 1 g.mL nên thủy ngân có khối lượng riêng là 13,55 g/mL

 Etanol (Rượu etylic, C2H5OH, lỏng) có tỉ khối 0,79 (<1) thì hiểu là etanol nhẹ hơn nước. Hai thể tích bằng nhau của etanol và nước, nước chiếm 1 phần khối lượng thì etanol chiếm 0,79 phần khối lượng. Etanol có khối lượng riêng là 0,79 g/mL hay 0,79 g/cm3 hay 0,79 kg/L

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Độ hòa tan

Độ hòa tan là một đặc điểm hòa tan của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí vào dung môi để tạo ra một dung dịch đồng nhất. Độ hòa tan của một chất phụ thuộc chủ yếu vào các tính chất vật lý và hóa học của chất tan và dung môi cũng như nhiệt độ, áp suất và pH của dung dịch.

Xem chi tiết

Chất ưa nước

Chất ưa nước là những chất bị thu hút bởi phân tử nước và có khả năng tan trong nước. Chúng thường là các phân tử có cực, tích điện và có khả năng tạo thành liên kết hidro. Điều này làm cho các phân tử này tan không chỉ trong nước mà còn trong các dung môi phân cực khá

Xem chi tiết

Tinh thể phân tử

Tinh thể phân tử cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian, tạo thành một mạng tinh thể. Ở các điểm nút của mạng tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.

Xem chi tiết

Vật liệu compozit

Vật liệu composite hay còn có tên gọi khác là composite, vật việu compozit, vật liệu tổng hợp. Đây là một loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ 2 hay nhiều vật liệu khác nhau tạo thành một loại vật liệu mới. Mang tính chất và những công dụng vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu ban đầu.

Xem chi tiết

Nồng độ

Khác với các hợp chất hóa học, tính chất của dung dịch phụ thuộc nhiều vào thành phần của nó. Trong dung dịch, để biểu diễn mối quan hệ giữa lượng chất tan với dung môi/dung dịch người ta dùng khái niệm nồng độ.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học