Phương Trình Hoá Học

Phản ứng trùng hợp là gì?

Polime là những hợp chất mà phân tử gồm hàng ngàn hàng vạn mắt xích lặp lại. Mỗi mắt xích đó được hình thành từ các phân tử nhỏ gọi là monome. Số lượng mắt xích lặp lại gọi là hệ số trùng hợp. Phản ứng cộng liên tiếp nhiều monome tạo thành phân tử polime gọi là phản ứng polime hóa hay phản ứng trùng hợp.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Polime là những hợp chất mà phân tử gồm hàng ngàn hàng vạn mắt xích lặp lại. Mỗi mắt xích đó được hình thành từ các phân tử nhỏ gọi là monome. Số lượng mắt xích lặp lại gọi là hệ số trùng hợp.

1. Phản ứng trùng hợp

Phản ứng cộng liên tiếp nhiều phân tử monome tạo thành phân tử polime gọi là phản ứng polime hóa phản ứng trùng hợp. Đối với anken, khi dùng xúc tác khơi mào là các hợp chất sinh gốc tự do, phản ứng polime hóa xảy ra theo cơ chế cộng gốc nên được gọi là trùng hợp gốc. Khi dùng chất khơi mào tạo ion, phản ứng xảy ra theo cơ chế kiểu ion. Khi dùng xúc tác là phức chất, sự polime hóa xảy ra nhờ tạo liên kết phối trí với ion kim loại, vì thế được gọi là trùng hợp phối trí

2. Phân loại

a. Trùng hợp gốc

Polime của các anken và dẫn xuất của chúng phần lớn được sản xuất trong công nghiệp nhờ phản ứng trùng hợp gốc. Thí dụ

Ở phản ứng trùng hợp gốc, các monome cộng với nhau theo kiểu "đầu - đuôi". Sở dĩ như vậy là vì phản ứng cộng gốc xảy ra theo hướng tạo ra gốc tự do trung gian bền hơn

Vì thế polime tạo thành có cấu tạo đầu đuôi đều đặn. Phản ứng trùng hợp anken và dẫn xuất có thể viết gọn như sau:

b. Trùng hợp ion

Các anken tạo được cacbocation bền, khi gặp các axit mạnh thì bị trùng hợp theo cơ chế giống như cộng electronphin gọi là trùng hợp cation. Xúc tác thường dùng là các axit Liuyt như BF3, AlCl3, AlBr3... với sự tham gia của một lượng rất nhỏ nước.

Một số anken có nhóm thế hút electron như -CN, -COOR... khi gặp các base mạnh như anion amidua (NH2-), anion ancolat RO-, thì chuyển thành cacbanion khơi mào cho sự trùng hợp anion xảy ra

c. Trùng hợp phối trí

Polime thu được nhờ trùng hợp gốc hoặc trùng hợp ion thường không có cấu trúc điều hòa lập thể. Các phân tử polime không thể sắp xếp khít khao với nhau do đó polime có tỉ khối thấp và độ bền không cao. Khi dùng xúc tác là phức chất giữa TiCl4 với (C2H5)3Al, người ta thu được các polianken có cấu trúc điều hòa lập thể. Các phân tử polime điều hòa lập thể sắp xếp khít khao với nhau làm cho lực liên kết giữa chúng được tăng cường. Chúng được gọi là polianken mật độ cao. Biểu hiện rõ ràng là chúng không còn trong suốt như polianken mật độ thấp. Đồng thời độ bền cơ lí cũng được nâng cao.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

CO2 siêu tới hạn

CO2 ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái siêu tới hạn là một trong những môi trường phản ứng được lựa chọn để thay thế cho các dung môi hữu cơ thông thường, bên cạnh các dung môi là chất lỏng ion và các hệ dung môi chưa nước. Việc sử dụng môi trường phản ứng mới này khoog những chỉ với mục đích giải quyết vấn đề độc hại và ô nhiễm môi trường, mà còn liên quan đến việc điều khiển ảnh hưởng của dung môi lên quá trình phản ứng.

Xem chi tiết

Phân tử

Phân tử gồm một số giới hạn các hạt nhân nguyên tử và các electron tương tác với nhau và được phân bố một cách xác định trong không gian tạo thành một cấu trúc vững bền.

Xem chi tiết

canxi oxit

Canxi oxit có công thức hóa học là CaO được biết đến với tên gọi dân gian là vôi sống hoặc vôi nung là một hợp chất của canxi. Nó là chất rắn có dạng tinh thể màu trắng, ăn da và có tính kiềm mạnh. Canxi oxit được sản xuất thông thường bằng cách phân hủy bởi nhiệt các loại vật liệu tự nhiên như đá vôi.

Xem chi tiết

Khai thác lưu huỳnh từ miệng núi lửa

Núi lửa Ijen ở Đông Java (Indonesia) là địa điểm du lịch nổi tiếng với hồ axit màu lục lam, luôn bốc lên làn khói trắng nồng nặc từ lưu huỳnh bốc cháy. Nơi đây cũng có hàng trăm công nhân khai thác lưu huỳnh tại miệng núi lửa bất chấp nguy hiểm và vấn đề sức khỏe.

Xem chi tiết

Dung môi

Dung môi là một chất lỏng, rắn, hoặc khí dùng để hòa tan một chất tan rắn, lỏng, hoặc khí khác, tạo thành một dung dịch có thể hòa tan trong một thể tích dung môi nhất định ở một nhiệt độ quy định.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học