Phương Trình Hoá Học

Phân tích khối lượng là gì?

Phân tích khối lương (còn gọi là phương pháp cân) là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa vào khối lượng của sản phẩm ở dạng tinh khiết chứa thành phần của chất cần phân tích được tách ra khỏi các chất khác có trong mẫu

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Nội dung 

Phân tích khối lượng (còn gọi là phương pháp cân) là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa vào khối lượng của sản phẩm ở dạng tinh khiết chứa thành phần của chất cần phân tích được tách ra khỏi các chất khác có trong mẫu.

2. Phân loại

Qúa trình tách có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, có khi phải trải qua những biến đổi lý học, hóa học cần thiết. Việc phân loại phương pháp chủ yếu dựa trên phương pháp này.

2.1. Phương pháp kết tủa

Thực hiện bằng cách: Cho thuốc thử kết tủa vào dung dịch có chứa chất cần xác định để tạo ra kết tủa hoàn toàn với chất cần phân tích. Tách kết tủa ra khỏi dung dịch, rửa, sấy (hoặc nung) đến khối lượng không đổi. Từ khối lượng này tính ra hàm lượng chất cần xác định.

Dạng kết tủa tạo thành sau phản ứng kết tủa gọi là dạng tủa. Dạng tủa cuối cùng sau khi sấy (hoặc nung) đến khối lượng không đổi gọi là dạng cân. Dạng tủa và dạng cân có thể giống nhau nhưng cũng có thể khác nhau. Ví dụ định lượng Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 = BaSO4 + NaCl

2.2. Phương pháp bay hơi

Một hay nhiều hợp phần của mẫu được làm cho bay hơi

2.2.1. Phương pháp trực tiếp

Chất cần xác định được cân sau khi làm bay hơi mẫu.

Ví dụ:

- Xác định hàm lượng CO2 trong muối carbonat, ta cho muối đó phản ứng với acid để giải phóng CO2. Khí CO2 này được hấp thụ vào bình đựng CO2. Sự tăng khối lượng của bình này trước và sau khi làm hấp thụ là khối lượng CO2 đã giải phóng.

- Xác định hàm lượng chất rắn toàn phần của nước tự nhiên: làm bốc hơi một thể tích nước xác định trong cốc đã biết khối lượng, cặn còn lại trong cốc được sấy khô. Từ khối lượng tăng lên của cốc ta tính được hàm lượng chất rắn toàn phần của nước.

- Xác định lượng bụi trong không khí: người ta cho một thể tích không khí xác định qua phễu lọc đã biết khối lượng, sau đó cân phễu lọc, ta tính được hàm lượng bụi có trong không khí.

2.2.2. Phương pháp gián tiếp

Ở đây, ta xác định lượng chất trước khi bay hơi và lượng cặn còn lại sau khi bay hơi để suy ra khối lượng chất đã bay hơi.

Ví dụ:

- Xác định độ ẩm của mẫu thuốc, Dược điển VN cũng như một số nước dùng phương pháp bay hơi và gọi là: giảm khối lượng do sấy khô"

- Với thuốc khó bị nhiệt phân hủy: thường sấy ở 100-150oC

- Với thuốc dễ bị nhiệt phân hủy: làm khô ở nhiệt độ thường trong bình hút ẩm có P2O5 hay H2SO4 đặc.

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hàn the là gì?

Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử nước (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90 độ.

Xem chi tiết

Amin

Amin là dẫn xuất của amoniac, trong đó nguyên tử hidro được thay thế bằng gốc hidrocacbon (no, không no, thơm). Tùy theo số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử nito mà có các loại amin bậc 1, bậc 2, bậc 3, muối amoni bậc 4. Do phân tử amin có nguyên tử nito còn đôi electron chưa liên kết (tương tự phân tử amoniac) nên amin thể hiện tính bazơ, ngoài ra nitơ trong phân tử amin có số oxi hóa -3 nên amin thường dễ bị oxi hóa. Amin thơm điển hình nhất là anilin có nhiều ứng dụng quan trong trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm..

Xem chi tiết

Tốc độ phản ứng hóa học

Thực nghiệm cho thấy rằng có những phản ứng xảy ra gần như tức khắc, ví dụ như phản ứng nổ, phản ứng giữa các ion trong dung dịch... Nhưng cũng có những phản ứng xảy ra rất chậm. Thường là những phản ứng giữa các hợp chất cộng hóa trị nhất là những hợp chất hữu cơ. Hết sức chậm là những phản ứng xảy ra trong lòng thủy tinh, trong xỉ, trong lòng quả đất (kéo dài hàng trăm, ngàn, vạn năm). Ví dụ như phản ứng hình thành daafu mỏ, than đá ở trong vỏ quả đất. Người ta nói các phản ứng hóa học có tốc độ khác nhau.Tốc độ của một phản ứng hóa học được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của chất trong đơn vị thời gian.

Xem chi tiết

Năng lượng liên kết

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết là năng lượng cần tiêu tốn để phá hủy liên kết hay là năng lượng được giải phóng ra khi tạo thành liên kết. Năng lượng phá hủy liên kết và năng lượng tạo thành liên kết có trị số bằng nhau nhưng có dấu khác nhau, tương ứng là dương và âm.

Xem chi tiết

Chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, tức là vận tốc của phản ứng tăng lên nhiều lần mà không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Một số chất xúc tác còn tạo môi trường axit hay bazơ để các phản ứng hóa học xảy ra theo mong muốn.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học