Phương Trình Hoá Học

Peptit là gì?

Peptit là những polime amino axit chứa từ hai đến khoảng năm mươi gốc α - aminoaxit trong phân tử.Peptit có vai trò quan trọng trong sự sống: một số peptit là homon điều hòa nội tiết, một số là kháng sinh của vi sinh vật, polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Khái niệm và phân loại

a. Khái niệm

Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α - aminoaxit được gọi là liên kết peptit. Khi thủy phân đến cùng các peptit thì thu được hỗn hợp có từ 2 đến 50 phân tử α - aminoaxit.

Vậy peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α - aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit. 

Peptit có vai trò quan trọng trong sự sống: một số peptit là hocmon điều hòa nội tiết, một số peptit là kháng sinh của vi sinh vật, polipeptit là cơ sở để tạo nên protein.

b. Phân loại

Các peptit được phân loại thành:

- Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit,... đecapeptit.

- Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α - aminoaxit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

2. Cấu tạo, đồng phân và danh pháp

a. Cấu tạo

Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α - aminoaxit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH.

Học tại nhà - Hóa - PEPTIT

b. Đồng phân, danh pháp

Nếu phân tử peptit chứa n gốc α - aminoaxit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!

Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α - aminoaxit bắt đầu từ N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C

Bài 11: Protein và peptit | Học trực tuyến

3. Tính chất

a. Tính chất vật lí 

Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy và dễ tan trong nước.

b. Tính chất hóa học

Do peptit có chứa các liên kết peptit nên nó có hai phản ứng điển hình là phản ứng thủy phân và phản ứng màu biure.

- Phản ứng màu biure

Cho vài ml dung dịch peptit vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2, thấy Cu(OH)2 tan ra và thu được phức chất có màu tím đặc trưng. Phản ứng này được gọi là phản ứng màu biure vì nó tương tự như phản ứng của biure với Cu(OH)2.

Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng này.

- Phản ứng thủy phân 

Khi đun nóng dung dịch peptit với axit hoặc kiềm, sẽ thu được dung dịch không còn phản ứng màu biure là do peptit đã bị thủy phân thành hỗn hợp các α - aminoaxit.

Học tại nhà - Hóa - PROTEIN

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Axit clohydric

Axit clohidric có công thức phân tử là HCl, là một dung dịch axit mạnh, thể hiện đầy đủ tính chất của một axit. Axit clohidric cùng với axit sunfuric được mệnh danh là "king of chemicals" được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất với vai trò là nguyên liệu hoặc chất xúc tác.

Xem chi tiết

Sự sôi

Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng (áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại), bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

Xem chi tiết

Chuẩn độ ngược là gì?

Trong phương pháp chuẩn độ, có 3 kỹ thuật chuẩn độ hay dùng đó là chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ thay thế và chuẩn độ ngược. Chuẩn độ ngược (còn được gọi là chuẩn độ thừa trừ) là kỹ thuật chuẩn độ thêm một thể tích chính xác và dư dung dịch chuẩn độ vào dung dịch chất cần định lượng. Sau đó xác định lượng dư của thuốc thử bằng một thuốc thử khác thích hợp. Dựa vào thể tích và nồng độ của hai thuốc thử đã dùng cùng với phản ứng chuẩn độ để tính lượng chất cần định lượng.

Xem chi tiết

Than hoạt tính

Than hoạt tính là một dạng của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng bé thể tích nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho dễ hấp phụ hoặc tăng cường phản ứng hóa học. Do mức độ vi mao quản cao, chỉ một gam than hoạt tính có diện tích bề mặt vượt quá 800 – 1000 m2, được xác định bởi phương pháp hấp phụ khí. Một mức độ hoạt hóa đủ cho ứng dụng có ích có thể đạt được duy nhất từ diện tích bề mặt cao, hơn nữa, sự xử lý hóa học thường làm tăng tính chất hấp phụ. Than hoạt tính thường thu từ than củi và thỉnh thoảng là than sinh học. Những loại thu được từ than đá hay cốc thì được gọi là than đá hoạt tính hoặc cốc hoạt tính.

Xem chi tiết

Kim loại kiềm

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Nhóm này bao gồm những nguyên tố: Liti (Li), natri (Na); Kali (K); Rubidi (Rb), Xeci (Cs) và Franxi (Fr). Sở dĩ được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học