Phương Trình Hoá Học

Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học là gì?

Biến thiên Entanpi (hay còn gọi là Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học), ký hiệu là ΔH, chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào trạng thái trung gian.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Khái niệm

Trong nhiệt động học và hóa học phân tử, Entanpi (tiếng Anh: Enthalpy từ tiếng Hy Lạp enthalpos (ἔνθαλπος), thường ký hiệu là H)

- Đối với một hệ nhiệt động có thể trao đổi nhiệt và công với môi trường xung quanh, entanpi H được hiểu là tổng của nội năng U với tích giữa áp suất p và thể tích V. Khi đó, ta có H = U + pV.

Nói khác đi, Entanpi là nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong quá trình đẳng áp. Entanpi là một hàm trạng thái nhiệt động của hệ nhiệt động, có thứ nguyên của năng lượng (J, kJ, cal, kcal).

Từ 'enthalpy' cấu thành từ tiền tố 'en',có nghĩa là 'cho vào, đưa vào', và từ '-thalpein',trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là 'nhiệt'.

Hiệu ứng nhiệt của phản ứng chính là lượng nhiệt Q mà hệ thu vào hay phát ra trong quá trình hóa học

Biến thiên Entanpi (hay còn gọi là Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học), ký hiệu là ΔH, chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào trạng thái trung gian. H = H2 - H1

Quy ước:

Phản ứng tỏa nhiệt: H<0

Phản ứng thu nhiệt: H>0

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Hydrocarbon no

Hydrocarbon no là các Hydrocarbon mà các nguyên tử carbon trong phân tử của nó liên kết với nhau bằng liên kết đơn. Còn những hóa trị còn lại được bão hòa bởi các nguyên tử hydro. Hydrocarbon no bao gồm hai loại: loại thứ nhất là ankan (hay còn gọi là parafin) có công thức tổng quát là CnH2n+2 (n≥1)và loại thứ hai là cycloankan với công thức tổng quát CnH2n (n≥3).

Xem chi tiết

Hợp chất dị vòng

Nguyên tử của các nguyên tố không phải là cacbon có trong bộ khung của phân tử chất hữu cơ gọi là các dị tố. Thí dụ như oxi, lưu huỳnh, nito.... Hợp chất dị vòng là hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có cấu tạo vòng kín và trong vòng có chứa một hay nhiều dị tố.

Xem chi tiết

Năng lượng liên kết

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết là năng lượng cần tiêu tốn để phá hủy liên kết hay là năng lượng được giải phóng ra khi tạo thành liên kết. Năng lượng phá hủy liên kết và năng lượng tạo thành liên kết có trị số bằng nhau nhưng có dấu khác nhau, tương ứng là dương và âm.

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng hay định luật Lomonosov - Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: "Tổng khối lượng các sản phẩm thu được đúng bằng tổng khối lượng các chất ban đầu đã tác dụng"

Xem chi tiết

Liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị, còn gọi là liên kết phân tử là một liên kết hóa học được hình thành bằng việc dùng chung một hay nhiều cặp electron giữa các nguyên tử. Những cặp electron này được gọi là cặp electron dùng chung, và sự cân bằng lực hút và lực đẩy giữa các nguyên tử trong khi chia sẻ các electron được gọi là liên kết cộng hóa trị. Với nhiều phân tử, việc dùng chung electron cho phép mỗi nguyên tử đạt được cấu hình electron bền vững.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học