Phương Trình Hoá Học

Hạt nhân nguyên tử là gì?

Hạt nhân nguyên tử là thành phần cấu tạo nên nguyên tử và quyết định bản chất, sự tồn tại của nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton mang điện tích dương, nơtron không mang điện. Khối lượng của hạt nhân xấp xỉ bằng khối lượng nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có trị số điện tích khác nhau đối với các nguyên tử nguyên tố hóa học khác nhau.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử

Vào năm 1911, Ernest Rutherford (1871 - 1937) là một nhà vật lý người New Zealand và các cộng sự đã cho các hạt α bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của hạt α. Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng, nhưng có một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu và một số rất ít hạt bị bật lại phía sau khi gặp lá vàng.

Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử 

Điều này chỉ có thể được giải thích là nguyên tử có cấu tạo rỗng, các electron chuyển động xung quanh một hạt mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử, nằm ở tâm của nguyên tử. Đó là hạt nhân của nguyên tử.

2. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

a. Sự tìm ra proton

Năm 1918, Ernest Rutherford khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt α đã quan sát được sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và một loại hạt có khối lượng 1,6726.10-27kg, mang một đơn vị điện tích dương (eo hay 1+). Hạt này là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử được gọi là proton, kí hiệu bằng chữ p.

b. Sự tìm ra nơtron

Năm 1932, J.Chadwick (cộng tác viên của Ernest Rutherford) dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử beri đã quan sát được sự xuất hiện một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ khối lượng của proton, nhưng không mang điện, được gọi là nơtron, kí hiệu bằng chữ n.

Như vậy, hạt nhân nguyên tử của mọi nguyên tố đều có các hạt proton và nơtron.

3. Điện tích hạt nhân

Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. Nếu hạt nhân có Z proton, thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử. Vậy trong nguyên tử:

Số đơn vị điện tích hạt nhân  = số proton = số electron.

Thí dụ, số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nitơ là 7, vậy nguyên tử nitơ có 7 proton và 7 electron.

4. Số khối

Số khối của hạt nhân, kí hiệu A, bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N)

A = Z + N

Thí dụ, hạt nhân nguyên tử cacbon có 6 proton và 6 nơtron. Vậy số khối của hạt nhân nguyên tử cacbon là 12.

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Số hiệu nguyên tử

Số nguyên tử hoặc số proton, số hiệu nguyên tử (ký hiệu Z) của một nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của một nguyên tử.

Xem chi tiết

Độ hòa tan

Độ hòa tan là một đặc điểm hòa tan của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí vào dung môi để tạo ra một dung dịch đồng nhất. Độ hòa tan của một chất phụ thuộc chủ yếu vào các tính chất vật lý và hóa học của chất tan và dung môi cũng như nhiệt độ, áp suất và pH của dung dịch.

Xem chi tiết

Liên kết ba

Liên kết ba là liên kết được hình thành do 3 cặp electron liên kết. Trong liên kết ba có 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

Xem chi tiết

Phối tử (ký hiệu là L)

Trong ion phức có những ion (anion) hay những phân tử trung hoà liên kết trực tiếp xung quanh, sát ngay nguyên tử trung tâm gọi là phối tử. Những phối tử là anion thường gặp như F-, Cl-, I-, OH-, CN-, SCN-, NO2-, S2O32-, C2O42- ... Những phối tử là phân tử thường gặp như H2O, NH3, Co, NO, pyriđin (C5H5N), etylenđiamin (H2N-CH2-CH2-NH2) ...

Xem chi tiết

Sự lai hóa obitan nguyên tử

Khái niệm lai hóa được Pauling đưa ra trong khuôn khổ của thuyết VB. Phân tử Hidro là trường hợp đơn giản nhất vì nguyên tử H chỉ có AO hóa trị 1s. Để có được sự lí giải phù hợp thực nghiệm cho các phân tử phức tạp, bắt buộc phải mở rộng tới các AO hóa trị ns, np,... mà n>1. Lai hóa là sự tổ hợp tuyến tính các AO hóa trị nguyên chất (hay thuần khiết) chỉ có số lượng tử l khác nhau của cùng một nguyên tử tạo ra các AO mới có cùng năng lượng.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học