Phương Trình Hoá Học

Công thức hóa học là gì?

Khái niệm công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hóa học hoặc đơn chất hóa học. Ngoài ra, nó còn được dùng để diễn tả phản ứng hóa học xảy ra như thế nào. Với phân tử, nó là công thức phân tử, gồm ký hiệu hóa học các nguyên tố với số các nguyên tử các nguyên tố đó trong phân tử.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về các nguyên tố có của hợp chất hóa học hoặc đơn chất hóa học. Ngoài ra, nó còn được dùng để diễn tả phản ứng hóa học xảy ra như thế nào.

Với phân tử, nó là công thức phân tử, gồm ký hiệu hóa học các nguyên tố với số các nguyên tử các nguyên tố đó trong phân tử.

Nếu trong một phân tử, một nguyên tố có nhiều nguyên tử, thì số nguyên tử được biểu thị bằng một chỉ số dưới ngay sau ký hiệu hóa học (các sách xuất bản trong thế kỷ thứ 19 thường sử dụng chỉ số trên). Với các hợp chất ion và các chất không phân tử khác, chỉ số dưới biểu thị tỷ lệ giữa các nguyên tố trong công thức kinh nghiệm.

2. Công thức hóa học của đơn chất

Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố

a. Với kim loại, vì hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hóa học A của nguyên tố được coi là công thức hóa học. Thí dụ, công thức hóa học của các đơn chấ đồng, kẽm.. là Cu, Zn...

b. Với phi kim, nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2 nê thêm chỉ số này ở chân kí hiệu. Thí dụ, công thức hóa học của khí hidro, khí nitơ; khí oxi là H2; N2; O2...

Có một số phi kim, quy ước lấy kí hiệu làm công thức. Thí dụ, Công thức hóa học của đơn chất than, lưu huỳnh là C; S.

3. Công thức hóa học của hợp chất 

Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân. Công thức dạng chung là AxBy ; AxByCz;....

Trong đó: A, B, C là kí hiệu của các nguyên tố; x, y, z là những số nguyên chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, gọi là chỉ số nếu chỉ số bằng 1 thì không ghi.

Ví dụ:

Phân tử mêtan có công thức hóa học CH4 dùng để mô tả một phản ứng hóa học của hai nguyên tố C và H trong một liên kết hóa học của 4 nguyên tố H với 1 nguyên tố C

Phân tử bột nổi dùng để làm bánh (amoni cacbonat) (NH4)2CO3 dùng để mô tả một phản ứng hóa học của 2 nhóm nguyên tử NH4, hai nguyên tử C và O trong một liên kết hóa học của 1 nguyên tủ C và 3 nguyên tử O với nhóm NH4

Phân tử glucozơ C6H12O6 dùng để mô tả một phản ứng hóa học của hai nguyên tố C và H trong một liên kết hóa học của 12 nguyên tố H với 6 nguyên tố C và 6 nguyên tố O

4. Ý nghĩa của công thức hóa học

Mỗi công thức hóa học còn chỉ một phân tử của chất, ngoại trừ đơn chất kim loại và một số phi kim. Như vậy, theo công thức hóa học của một chất ta có thể biết được những ý nghĩa sau:

- Nguyên tố nào tạo ra chất

- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất

- Phân tử khối của chất. 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Vật liệu compozit

Vật liệu composite hay còn có tên gọi khác là composite, vật việu compozit, vật liệu tổng hợp. Đây là một loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ 2 hay nhiều vật liệu khác nhau tạo thành một loại vật liệu mới. Mang tính chất và những công dụng vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu ban đầu.

Xem chi tiết

Quỳ tím (giấy quỳ)

giấy quỳ là một trong những chất chỉ thị hay gặp trong ngành hóa học để thử, kiểm nghiệm pH của dung dịch. giấy quỳ là giấy có tẩm dung dịch quỳ trong etanol hoặc nước.giấy quỳ có ưu điểm chính là sự tiện dụng của nó. chỉ cần một mẫu giấy quỳ nhỏ người ta có thể biết dung dịch mình đang sử dụng có tính axit hay bazơ một cách nhanh chóng.

Xem chi tiết

Muối acid

Theo chương trình Hóa học lớp 9, muối axit là muối mà còn Hidro trong gốc axit. Ở cấp THPT, trong chương trình Hóa học 11 muối axit được định nghĩa là những muối mà hidro trong gốc axit vẫn còn khả năng phân ly ra H+

Xem chi tiết

Phối tử (ký hiệu là L)

Trong ion phức có những ion (anion) hay những phân tử trung hoà liên kết trực tiếp xung quanh, sát ngay nguyên tử trung tâm gọi là phối tử. Những phối tử là anion thường gặp như F-, Cl-, I-, OH-, CN-, SCN-, NO2-, S2O32-, C2O42- ... Những phối tử là phân tử thường gặp như H2O, NH3, Co, NO, pyriđin (C5H5N), etylenđiamin (H2N-CH2-CH2-NH2) ...

Xem chi tiết

Độ hòa tan

Độ hòa tan là một đặc điểm hòa tan của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí vào dung môi để tạo ra một dung dịch đồng nhất. Độ hòa tan của một chất phụ thuộc chủ yếu vào các tính chất vật lý và hóa học của chất tan và dung môi cũng như nhiệt độ, áp suất và pH của dung dịch.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học