Phương Trình Hoá Học

Cơ chế phản ứng là gì?

Con đường chi tiết mà hệ các chất đầu đi qua để tạo ra sản phẩm phản ứng được gọi là cơ chế phản ứng. Cơ chế phản ứng cho biết các giai đoạn cơ bản của phản ứng, cách thức phân cắt liên kết cũ và hình thành liên kết mới, quá trình thay đổi cấu trúc của chất đầu dẫn tới sản phẩm...

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Khái niệm

Con đường chi tiết mà hệ các chất đầu đi qua để tạo ra sản phẩm phản ứng được gọi là cơ chế phản ứng. Cơ chế phản ứng cho biết các giai đoạn cơ bản của phản ứng, cách thức phân cắt liên kết cũ và hình thành liên kết mới, quá trình thay đổi cấu trúc của chất đầu dẫn tới sản phẩm...

Nắm được cơ chế phản ứng có thể giúp dự đoán được chiều hướng, cấu trúc của sản phẩm, mối liên quan giữa cấu trúc và khả năng phản ứng... từ đó có thể điều khiển phản ứng theo hướng mong muốn. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế phản ứng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Hóa học hữu cơ

Phản ứng một giai đoạn

Xét phản ứng thế Br trong CH3-CH2-Br thành I:

CH3-CH2-Br + NaIAxeton, nướcCH3CH2I + NaBr (1)

Nghiên cứu động học cho thấy, tốc độ phản ứng (1) tỉ lệ với tích nồng độ etyl bromua và nồng độ ion I-

v = k.[C2H5Br].[I-]

Người ta nói bậc của phản ứng (1) là hai, hay phản ứng (1) là phản ứng bậc hai (bậc của phản ứng lấy bằng tổng số mũ của nồng độ các chất trong biểu thức tốc độ phản ứng). Bậc của phản ứng (1) là hai cho phép suy luận rằng ở giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng, etyl bromua và ion iodua phải tương tác trực tiếp với nhau:

CH3CH2Br + I- C2H5I + Br-

Số tiểu phân tương tác trực tiếp với nhau ở giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng được gọi là phân tử số của phản ứng. Phân tử số của phản ứng (2) là hai, nói cách khác (2) là phản ứng lưỡng phân tử.

Khi CH3CH2Br và I- lại gần nhau với khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách Van de Van thì sẽ xuất hiện lực đẩy. Nhưng nếu orbital giàu electron của I- tiếp xúc được với orbital nghèo electron của nguyên tử C liên kết với brom thì sẽ xảy ra tương tác xen phủ thắng được lực đẩy Van de Van.

Cơ chế (3) được gọi là cơ chế thế nucleophin lưỡng phân tử viết tắt là SN2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Kali nitrat

Kali nitrat hay còn gọi là diêm tiêu, hợp chất hóa học có công thức hóa học là KNO3. Kali nitrat là chất nằm trong một phát minh lớn của nhân loại, đó là thuốc súng được người Trung Quốc tìm ra.Trong tự nhiên chỉ có một lượng nhỏ kali nitrat.

Xem chi tiết

Sợi thủy tinh

Thuỷ tinh vốn có tính rất giòn. Thế nhưng khi đem thuỷ tinh gia nhiệt rồi kéo thành sợi mảnh như sợi tóc, hành sợi thuỷ tinh, thì sợi thủy tinh hầu như mất hết tính chất vốn có của mình và trở thành mềm mại mà độ bền chắc hầu như tương đương với sợi thép có cùng kích thước. Thế thì sợi thủy tinh có tác dụng gì?

Xem chi tiết

Axit sunfuric

Axit sunfuric, còn được gọi là vitriol, là một axit vô cơ gồm các nguyên tố lưu huỳnh, oxy và hydro, có công thức phân tử H2SO4. Nó là một chất lỏng không màu, không mùi và sánh, hòa tan trong nước, trong một phản ứng tỏa nhiệt cao.

Xem chi tiết

Trạng thái vật chất

Trạng thái vật chất là những hình thức khác nhau của pha của vật chất. Trạng thái rắn có đặc điểm bởi tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng. Chất lỏng là một chất lưu mà các phân tử cấu tạo nên nó có liên kết không chặt so với liên kết rắn và có hình dạng phụ thuộc vào vật chứa nó.

Xem chi tiết

Sự thụ động hóa

Sự thụ động hóa (Passivation), trong hóa học vật lý và kỹ thuật, đề cập đến một vật liệu trở thành "thụ động", nghĩa là ít bị ảnh hưởng hoặc bị ăn mòn bởi môi trường sử dụng trong tương lai. Sự thụ động liên quan đến việc tạo ra một lớp vật liệu lá chắn bên ngoài được áp dụng như một lớp phủ vi mô, được tạo ra bởi phản ứng hóa học với vật liệu cơ bản hoặc được phép xây dựng từ quá trình oxy hóa tự phát trong không khí. Là một kỹ thuật, thụ động là việc sử dụng một lớp phủ nhẹ của vật liệu bảo vệ, chẳng hạn như oxit kim loại, để tạo ra lớp vỏ chống ăn mòn.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học