Phương Trình Hoá Học

Chất ưa nước là gì?

Chất ưa nước là những chất bị thu hút bởi phân tử nước và có khả năng tan trong nước. Chúng thường là các phân tử có cực, tích điện và có khả năng tạo thành liên kết hidro. Điều này làm cho các phân tử này tan không chỉ trong nước mà còn trong các dung môi phân cực khá

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Một phân tử ưa nước hoặc một phần của một phân tử ưa nước là một chất có thể tương tác với nước và các chất phân cực khác với lợi hơn về nhiệt động lực học so với tương tác của chúng với dầu hoặc các dung môi kị nước khác.

Chất ưa nước – Wikipedia tiếng Việt

Chúng thường là có phân cực, tích điện và có khả năng tạo liên kết hydro. Điều này làm cho các phân tử này tan không chỉ trong nước mà còn trong các dung môi phân cực khác.

Các phân tử (và các phần của phân tử) ưa nước có thể được coi là tương phản với các phân tử (và các phần của phân tử) kỵ nước. Trong một số trường hợp, cả hai tính chất ưa nước và kỵ nước xảy ra trong một phân tử duy nhất. Một ví dụ về các phân tử lưỡng cực như vậy là các chất béo cấu tạo nên màng tế bào. Một ví dụ khác là xà phòng, trong đó có một đầu ưa nước và một cái đuôi kỵ nước, cho phép nó hòa tan trong cả nước và dầu.

Các phân tử ưa nước và kỵ nước còn được gọi tương ứng là phân tử phân cực và phân tử không phân cực. Một số chất ưa nước lại không tan trong nước. Loại hỗn hợp này được gọi là hệ keo.

Một nguyên tắc gần đúng cho các hợp chất hữu cơ là độ hòa tan của một phân tử trong nước lớn hơn 1% khối lượng nếu có ít nhất một nhóm ưa nước trung tính trên 5 nguyên tử cacbon, hoặc ít nhất một nhóm ưa nước tích điện trên 7 nguyên tử cacbon.

Các chất ưa nước (ví dụ: muối) dường như có thể hút nước ra khỏi không khí. Đường cũng là chất ưa nước, và như muối đôi khi được sử dụng để rút nước ra khỏi thực phẩm. Đường rắc trên lát cắt trái cây sẽ "rút nước ra ngoài" thông qua chất ưa nước, làm cho trái cây mềm và ướt, như trong một công thức làm dâu tây phổ biến.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Độ hòa tan

Độ hòa tan là một đặc điểm hòa tan của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí vào dung môi để tạo ra một dung dịch đồng nhất. Độ hòa tan của một chất phụ thuộc chủ yếu vào các tính chất vật lý và hóa học của chất tan và dung môi cũng như nhiệt độ, áp suất và pH của dung dịch.

Xem chi tiết

Chất oxy hóa

Một chất oxy hóa (hay tác nhân oxy hóa) là: một hợp chất hóa học có khả năng chuyển giao các nguyên tử ôxy hoặc một chất thu các điện tử trong một phản ứng oxy hóa khử.

Xem chi tiết

Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.

Xem chi tiết

Không khí được tạo thành từ đâu?

Không khí tồn tại xung quanh chúng ta là một dạng vật chất quan trọng bảo đảm duy trì sự tồn tại cho các dạng vật chất có sự sống. Có thể bạn không cảm nhận được không khí đang tồn tại xung quanh chúng ta từng giờ, từng phút, từng giây vì trong điều kiện thường nó tồn tại dưới dạng không màu, không mùi vị.

Xem chi tiết

Kali nitrat

Kali nitrat hay còn gọi là diêm tiêu, hợp chất hóa học có công thức hóa học là KNO3. Kali nitrat là chất nằm trong một phát minh lớn của nhân loại, đó là thuốc súng được người Trung Quốc tìm ra.Trong tự nhiên chỉ có một lượng nhỏ kali nitrat.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học